Hướng Dẫn Sử Dụng Thước Trượt Trên Đồng Hồ Phi Công
Hướng Dẫn Sử Dụng Thước Trượt Trên Đồng Hồ Phi Công. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc đồng hồ phi công, thấy có vòng xoay có ghi nhiều các chi tiết phức tạp và biết được chúng gọi là thước trượt – slide rule nhưng không biết sử dụng như thế nào?
Thước trượt là một trong những chức năng cực kì thú vị và rất hữu ích cho người sử dụng, bởi chức năng này là một công cụ hỗ trợ các phép tính toán nhanh và hiệu quả trong cuộc sống người dùng hằng ngày. Trong bài viết này Tân Tân sẽ giải thích và hướng dẫn sử dụng thước trượt trên đồng hồ.
Thước trượt là gì?
Thước trượt (hay còn gọi là thước rút hoặc thước loga) là dạng thước có thể trượt, xoay để giúp người dùng của nó nhanh chóng thực hiện chính xác nhiều phép tính phức tạp như: phép nhân, chia, căn bậc hai, số mũ bậc hai, tính cộng phần trăm, hàm lượng giác,…
Thước trượt là một công cụ tính toán tiện lợi và phổ biến nhất, được phát minh ra từ hàng trăm năm trước, cho tới khi máy tính điện tử được phát minh và thay thế. Có rất nhiều kiểu hiển thị thước trượt trên đồng hồ với các đơn vị khác nhau tùy thuộc vào mục đích dùng và dụng ý của nhà sản xuất, thông thường bộ phận thước trượt bao gồm 3 vòng: 1 vòng xoay ngoài và 2 vòng đơn vị trong.
_ Vòng đơn vị xoay được bên ngoài: Hiển thị các số từ 10 cho đến 90, với số 10 và số 60 thường được làm nổi bật bằng màu sắc, cũng như được ghi xen kẽ các đơn vị đo khác như lbs, kg, km, lít,… _ Vòng đơn vị bên trong: Cũng hiển thị các số từ 10 cho đến 90, với số 10 và số 60 thường được làm nổi bật bằng màu sắc, cũng như được ghi xen kẽ các đơn vị đo khác như lbs, kg, km, lít,… giống như vòng ngoài để đối chiếu các kết quả phép tính. _ Vòng đơn vị trong cùng: Hiển thị các vòng số giờ từ 1:00 đến 9:00 để giúp bạn đối chiếu đơn vị thời gian.
Hướng dẫn sử dụng thước trượt trên đồng hồ
Như ta đã biết thì thước trượt là chức năng chuyên biệt của mẫu đồng hồ phi công, nên chức năng này sẽ có hai phép tính phục vụ cho hai mục đích khác nhau: phép tính toán để điều hướng (dùng trong ngành hàng không) và phép tính toán thông thường (nhân, chia, mũ bậc hai,…). Sau đây Tân Tân sẽ hướng dẫn cách tính các phép tính thông dụng thước trượt của mẫu đồng hồ Citizen Citizen Blue Angels Promaster Nighthawk BJ7006-56L, Đồng hồ phi công dành cho lực lượng không quân của cơ quan hải quân Hoa Kì US Navy.
Phép tính điều hướng
1.Tính thời gian bay Câu hỏi: Mất thời gian bao lâu để một chiếc máy bay bay với tốc độ 180 knots được hết khoảng cách 450 dặm hải lý? Giải pháp: Xoay vành đặt điểm 18 (đại diện cho 180 knots) trên đỉnh tam giác góc 12h. Nhìn ở vành ngoài qua số 45 (450 dặm hải lý), tương ứng với số 2:30 vành trong cùng, và câu trả lời là 2 giờ 30 phút.
2.Tính tốc độ bay cùa máy bay Câu hỏi: Tốc độ mặt đất (tốc độ ngang so với mặt đất) của máy bay là bao nhiêu khi mất 1 giờ 20 phút để bay hết khoảng cách 240 dặm hải lý? Giải pháp: Xoay chỉnh số 24 trên thang đo ngoài tương ứng với số 1:20 ở thang đo trong cùng. Lúc này, số 18 vòng ngoài cân với đỉnh tam giác góc 12h, và câu trả lời là 180 Knot.
Hướng Dẫn Sử Dụng Thước Trượt[/caption] 3.Tính khoảng cách hải lý Câu hỏi: Khoảng cách bay được trong 40 phút với tốc độ 210 knots là bao nhiêu? Giải pháp: Xoay chỉnh cho số 21 cân với đỉnh tam giác góc 12h, tham chiếu đến số 40 của vòng trong hiện đang chỉ đến số 14 vòng ngoài, và câu trả lời là 140 dặm hải lý.
4.Tỉ lệ tiêu tốn nhiên liệu trong một giờ Câu hỏi: Nếu 120 gallon nhiên liệu được tiêu thụ trong 30 phút thời gian bay,vậy tỉ lệ tiêu tốn nhiên liệu trong một giờ là bao nhiêu? Giải pháp: Xoay chỉnh 12 của thang đo bên ngoài với 30 của thang đo bên trong, tham chiếu với đỉnh tam giác góc 12h chỉ đến 24 và câu trả lời là 240 gallon mỗi giờ.
5.Tính lượng tiêu tốn nhiên liệu Câu hỏi: Nhiên liệu tiêu thụ được Bao nhiêu trong 6 giờ với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu là 250 gallon mỗi giờ? Giải pháp: Xoay chỉnh số 25 của thang đo ngoài với đỉnh tam giác góc 12h, tham chiếu số 6:00 vòng số trong cùng với vòng ngoài cùng ta được số 15, và câu trả lời là 1500 gallon.
6.Thời gian bay đến với vận tốc cực đại Câu hỏi: Với mức tiêu thụ nhiên liệu là 220 gallon mỗi giờ và nguồn nhiên liệu là 550 gallon, số giờ bay tối đa cho đến khi hết nhiên liệu là bao nhiêu? Giải pháp: Căn chỉnh 22 của thang đo bên ngoài với đỉnh tam giác góc 12h, tham chiếu qua số 55 của thang đo bên ngoài tướng ứng với 2:30 và câu trả lời là 2 giờ 30 phút.
7.Đổi đơn vị Câu hỏi: Làm thế nào để bạn đổi đơn vị từ 30 dặm thành dặm hải lý và kilômét? Trả lời: Xoay chỉnh số 30 trên vòng đo bên ngoài cân với đỉnh tam giác đơn vị dặm STAT ở vòng bên trong. Lúc này, đỉnh tam giác đơn vị dặm hải lý NAUT chỉ số 26, ứng với 26 dặm hải lý, đỉnh tam giác đơn vị dặm hải lý KM chỉ số 48,2, ứng với 48,2 km.
Phép tính thông thường
1.Nhân Để làm phép tính nhân, bạn cứ xoay chỉnh con số bạn muốn nhân ứng với số 10 vòng trong, và các vòng số trong còn lại là đối chiếu của phép nhân với con số kết quả ở vòng ngoài. Vd: để nhận kết quả nhân 2, bạn xoay số 20 ở vòng ngoài ứng với số 10 vòng trong, thì các vòng số còn lại sẽ là kết quả của vòng trong x2 ra kết quả ở số vòng ngoài
Để thực hiện phép tính nhân đôi, xoay số 20 vòng ngoài ứng với số 10 vòng trong thì các dãy số còn lại sẽ là kết quả của vòng trong x2 ra kết quả ở số vòng ngoài, vd trong hình là số 15 x 2 ứng với kết quả 30 ở vòng ngoài[/caption] 2.Chia Để thực hiện phép chia trên thước trượt, bạn chỉ cần xoay chỉnh số chia ứng với số bị chia ở vòng trong rồi tham chiếu số 10 ở vòng trong đến vòng ngoài là ta sẽ có kết quả Ví dụ: để tìm kết quả cho phép chia 250/20 Giải pháp: Xoay chỉnh 25 trên thang đo bên ngoài với 20 trên thang đo bên trong, tham chiếu qua số 10 ở vòng trong lên vòng ngoài, ta có câu trả lời là 12,5.
3.Mũ bậc hai Câu hỏi: Mũ bậc hai của 15 là bao nhiêu? Giải pháp: Xoay chỉnh số 15 ứng với số 10 vòng trong, tham chiếu với số 15 vòng trong ứng với số 22,5 ở vòng ngoài, ta có kết quả 225.
4.Cộng phần trăm Câu hỏi: vd bạn trả lương nhân viên số tiền 30 và trả thêm tiền hoa hồng là 20% lương, vậy tổng cộng bạn phải trả hết bao nhiêu? Giải pháp: Xoay chỉnh số 30 vòng ngoài đến số 10, cộng thêm 2 nấc (ứng với số 20%) ở vòng trong là số 12, nhìn lên vòng ngoài ta được số 36, vậy tổng cộng ta trả 36.
Lịch sử ra đời của thước trượt
Người sáng tạo ra công cụ thước trượt là Reverend William Oughtred, một nhà toán học người Anh, được cho ra mắt và ứng dụng đầu tiên vào năm 1630 dựa trên các phát kiến về đối số logarithm và thang đo logarithm của John Napier và Edmund Gunter trong vài thập kỷ trước.
Reverend William Oughtred, người đầu tiên phát minh ra công cụ thước trượt vào năm 1630
Phát minh ngay lập tức đã được đón nhận rộng rãi bởi các cộng đồng nhà toán học, các kĩ sư, nhà khoa học, nhà chiêm tinh,… bởi cách thức hiện phép tính nhanh chóng và sự chính xác mà công cụ thước trượt mang lại. Bởi công cụ này dễ sản xuất và tiện lợi khi sử dụng, chúng đã được phổ biến rộng rãi hơn đến nhiều tầng lớp người dùng ở Châu Âu thời bấy giờ. Cho tới những năm 1950, khi máy tính điện tử được phát minh, các nhà khoa học dần dần chuyển sang sử dụng loại công cụ này vì độ chính xác nhanh chóng và khả năng thực hiện cùng lúc nhiều phép tính hơn. Đến thập niên 70, khi những chiếc máy tính điện tử đã có thể làm gọn và được sản xuất với mức giá rẻ, đã chính thức thay thế công cụ thước trượt.
Chiếc máy tính điện tử cầm tay đầu tiên với mức giá rẻ HP-35 đã dần dần thay thế công cụ thước trượt trong thập niên 1970.
Không biết chính xác được khi nào thước trượt được ứng dụng cho đồng hồ, chỉ biết rằng mẫu đồng hồ phi công nổi tiếng nhất với ứng dụng thước trượt là mẫu Navitimer của Breitling được ra mắt vào năm 1952.
Breitling Navitimer, đồng hồ phi công đầu tiên ứng dụng thang đo thước trượt trên đồng hồ năm 1952
Bộ phận thước trượt trong đồng hồ không những giúp các phi công thực hiện các phép tính toán thông thường mà còn thực hiện được những phép tính điều hướng chuyên biệt trong ngành hàng không. Cho đến nay, với sự thành công của mẫu đồng hồ Breitling Navitimer, thước trượt vẫn là một bộ phận rất đặc biệt chỉ dành riêng cho mẫu đồng hồ phi công.
Xem thêm:
REVIEW ĐỒNG HỒ OMEGA SPEEDMASTER '57 331.10.42.51.01.001
TÌM HIỂU VỀ ĐỒNG HỒ CHỐNG XƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA THẾ GIỚI - ĐỒNG HỒ RADO DIASTAR
4 BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ LONGINES NAM ĐÁNG MUA NHẤT NĂM 2020
REVIEW ĐỒNG HỒ CITIZEN NIGHTHAWK BJ7006-56L - THIÊN THẦN XANH CỦA THƯƠNG HIỆU CITIZEN
TOP 4 THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ NHẬT BẢN UY TÍN NHẤT NÊN BIẾT
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE PROMASTER JR4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CITIZEN JY8 (MÁY U680)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÒNG XOAY LA BÀN TRÊN ĐỒNG HỒ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CITIZEN MODEL BN4 (MÁY J280)
ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE BỊ YẾU NĂNG LƯỢNG - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE SATTELITE WAVE AIR CC1
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm