Thương Hiệu
Nam
Nữ
Cặp Đôi
Dòng đặc biệt
Sửa chữa
Dây đồng hồ
Doanh nghiệp
Về Tân Tân
Kinh nghiệm

Cảm Nhận, Review Đồng Hồ Citizen Kuroshio ’64 - Sự Trở Lại Của Một Huyền Thoại 

Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân

Lấy cảm hứng từ chiếc đồng hồ chống nước, chống bụi đầu tiên mang nhãn Made in Japan từ năm 1959, là mẫu Citizen Parawater huyền thoại; bộ sưu tập Citizen Kuroshio 64 mang đến một kí ức hùng tráng, cũng như thể hiện những kỹ thuật chế tác đồng hồ cổ xưa đến từ cội nguồn đầy tự hào của một thương hiệu nổi tiếng nhất nhì xứ Mặt trời mọc, Citizen.

Nếu Rolex là thương hiệu đầu tiên giành danh hiệu "water resistance - chống nước" với mẫu đồng hồ Oyster năm 1928; thì Citizen Parawater, được ra mắt đầu tiên năm 1959, chình là câu trả lời của người phương Đông với danh hiệu mẫu đồng hồ chống nước đầu tiên của Châu Á, đã được thử nghiệm thành công và công nhận rộng rãi qua dự án thử nghiệm Kuroshio '64 ở vùng biển giữa Đài Loan và Nhật Bản vào năm 1964.

Đồng hồ Citizen Parawater 1964

Chính vì vậy Citizen đã tái hiện lại dòng Parawater với cái tên Kuroshio'64 Collection, có tổng 5 mẫu khác nhau, là phiên bản mới có số lượng sản xuất giới hạn chỉ 1959 chiếc và chỉ phân phối cho riêng thị trường Châu Á.

Đồng Hồ Citizen Kuroshio

Năm phiên bản Kuroshio 2020 sản xuât vói số lượng có giới hạn tại thị trường Châu Á

Có thiết kế bên ngoài và độ chống nước gần như giữ nguyên theo "bậc tiền bối" Parawater cũ nhưng được tạo tác tinh xảo hơn, hiện đại hơn với độ chịu nước 50m; ẩn bên trong Kuroshio '64 là bộ máy cơ Citizen Calibre 8310A cao cấp, có tính năng Hacking Second - tự ngừng kim giây khi kéo ra hai nấc và mức dự trữ năng lượng đạt đến 60 tiếng, sẽ là dòng đồng hồ đáng để sở hữu với những ai yêu thích thương hiệu Citizen.

Khám phá thêm:

Sơ lược lịch sử về Citizen Parawater – Bậc tiền bối trứ danh của Citizen Kuroshio ‘64

Đồng hồ Parawater, kết quả của những nỗ lực nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật qua nhiều năm của đồng hồ Citizen chính hãng, là chiếc đồng hồ có khả năng chống nước và bụi hoàn toàn đầu tiên của một nhà sản xuất đồng hồ Châu Á, và nó được đặt tên vậy là để làm nổi bật đặc tính chống nước của đồng hồ. Ý nghĩa về cái tên của chiếc đồng hồ có nguồn gốc từ một động từ tiếng Latinh là "parare", có nghĩa là "chuẩn bị" hoặc "đề phòng" hoặc "bảo vệ" và “water” tiếng Anh nghĩa là "nước", và do đó đồng hồ Parawater được hiểu là "bảo vệ chống nước".

Cách đặt tên này cũng được dùng cho một phát minh kĩ thuật khác của Citizen, là hệ thống chống sốc “Parashock” độc quyền của hãng ở bộ máy tự động. Đồng hồ Parawater mang đến sự cải tiến đầy mới lạ ngay khi mới ra mắt, được giới thiệu là giúp người đeo giờ đây có thể đeo đi biển mà không sợ đồng hồ bị vào nước, hoặc thậm chí thực hiện các công việc hàng ngày như rửa tay mà không cần phải tháo đồng hồ đeo tay.

Vì trong thời gian Parawater ra mắt, khả năng chống nước cho đồng hồ là một kĩ thuật chưa từng có trong đồng hồ nội địa Nhật Bản, cũng như thị trường Châu Á đại chúng. Vì thế, Citizen bắt buộc phải thực hiện bước tiên phong, sáng tạo kĩ thuật chống nước cho đồng hồ, tạo sự thuận tiện trong việc sử dụng đồng hồ cho khách hàng, cũng như chứng minh, tuyên bố với Thế giới rằng Citizen hoàn toàn có khả năng chế tác đồng hồ chống nước chất lượng cao.

Ngày nay, ngay cả những chiếc đồng hồ bình dân cũng đi kèm với một số loại khả năng chịu nước nhất định (thường là 3 bar chịu được áp lực nước khi rửa tay nhẹ) để thuận tiện hơn cho việc sử dụng hàng ngày. Thật dễ dàng để quên rằng tính năng chịu nước này không có sẵn trên đồng hồ vào đầu thế kỷ 20 đến mức ngay cả việc rửa tay, các nhà sản xuất đồng hồ cũng yêu cầu chủ sở hữu phải tháo đồng hồ của mình.

Parawater được đánh giá có khả năng chịu áp lực nước điều iện tĩnh ở độ sâu khoảng 50 mét (5 bar), và để đạt được mức độ chống nước như vậy là do việc sử dụng các ron vòng chữ O, được làm bằng chất liệu cao su đặc biệt (butadiene acrylic nitrile copolymer).

Vị trí đặt những miếng đệm cao su ở các khoang của ti nút đồng hồ Parawater

Mỗi chiếc ron vòng chữ O lớn và nhỏ sẽ được lắp kín ở các kẽ hở đồng hồ khu vực như nắp đáy, nút vặn, đảm bảo rằng bộ máy trong của đồng hồ được hoàn toàn kín khỏi nước và bụi bên ngoài. Đồng hồ chống nước xuất hiện khá muộn trong nền sản xuất đồng hồ Nhật Bản, khi so sánh với các đối trọng Thụy Sĩ, đã cố gắng phát minh và được cấp bằng sáng chế về khả năng chống nước cho đồng hồ vào những năm 1920.

Từ đó, khi các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ như Blancpain, Omega và Rolex đều theo đuổi thị trường đồng hồ lặn, còn đồng hồ chống nước chỉ đến Nhật Bản vào năm 1959 với mẫu Parawater, vốn không phải là một chiếc đồng hồ lặn, nó chỉ có khả năng chống nước ở mức 5 ATM.

Ngày nay, khả năng chống nước 50m có vẻ không quá đặc biệt, chỉ nằm trong mức trung bình của đồng hồ đeo tay, trong khi hầu hết các đồng hồ lặn hiện đại có thể chịu nước ở độ sâu 200m và còn hơn thế nữa. Nhưng hãy nhớ rằng, vào thời điểm nó được ra mắt, 50m tốt hơn bất kỳ đồng hồ nào khác đang có ở Châu Á. Citizen rất tự hào về chiếc đồng hồ này, thậm chí hãng còn gắn nhãn ‘Parawater’ ở dưới góc 12h, nơi thường để tên thương hiệu “Citizen”.

Citizen tự hào về đồng hồ Parawater đến mức để cả tên "ParaWater" ở góc 12h, nơi thường dùng để tên của thương hiệu

Những mẫu đồng hồ có công nghệ, kĩ thuật mới nhất thường có xu hướng có mức giá khá tốn kém, nhưng Citizen muốn đại chúng tận hưởng được kĩ thuật mới nhất của mình nên mẫu đồng hồ Parawater có mức giá khá hợp lý hơn nhiều so với các đối trọng phía Thụy Sĩ, có mức giá chỉ 6.000 yên (76 đô la), phù hợp với túi tiền của một sinh viên tốt nghiệp với mức lương khởi điểm trung bình khoảng 12.500 yên vào thời điểm đó.

Thật tình cờ sau đó, cuộc thử nghiệm độ chịu nước đồng hồ Parawater đầu tiên diễn ra vào năm 1962 thậm chí còn không được công ty chính thức tổ chức. Thủy thủ Kenichi Horie, người đầu tiên thực hiện một chuyến vượt biển Thái Bình Dương một mình không ngừng nghỉ vào năm 1962, đã ngẫu hứng mang theo thử nghiệm hai chiếc đồng hồ Parawater của mình. Chưa dừng lại ở đó, Citizen cho rằng mẫu Parawater có thể chịu áp lực nước tốt hơn thế.

Năm 1963, thương hiệu Citizen hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, cùng với Đại học Khoa học và Công nghệ Hàng hải Tokyo trong một cuộc khảo sát và thực hiện dự án thử nghiệm rất nổi tiếng thời đó là tên là "Kuroshio 64".

Dự án Kuroshio '64 thử nghiệm độ chịu nước của đồng hồ Citizen Parawater, mẫu đồng hồ chống nước đầu tiên của Châu Á,

Thí nghiệm liên quan đến việc thả xuống biển những chiếc hộp được thiết kế đặc biệt để luôn trôi nổi trên mặt nước, cũng như có một phần hở để nước để ngập vào đồng hồ Parawater và một phần kín có khoảng trống để đựng 1 phiếu khảo sát, 1 sổ hướng dẫn thông tin liên hệ hãng Citizen với hy vọng rằng những người nhặt được chúng sẽ gửi lại phiếu ghi nhận tình trạng đồng hồ.

Hộp Kuroshio với cấu tạo đặc biệt để nổi trên mặt nước, có khoang trống để đựng giấy tờ liên hệ hãng và một khoang bên dưới để nước lọt vào để độ chịu nước của đồng hồ Parawater

Những chiếc hộp này có màu vàng chói, có in chữ tên dự án “Kuroshio” (tiếng Hán Việt là Huyền Triều) cùng số 64 là năm thực hiện dụ án này – 1964. Có tổng cộng 187 chiếc hộp được thả ở các khu vực biển như ở hình ảnh bên dưới, và sau đó, Citizen sẽ quảng bá, công bố rộng rãi cho đại chúng khu vực xung quanh đấy để thu hút những người tham gia tìm kiếm những chiếc hộp Kuroshio này.

Những chấm đỏ là địa điểm thả những chiếc hộp Kuoshio '64 có chứa đồng hồ Citizen Parawater bên trong

Điều thú vị nhất là chiếc đồng hồ Parawater trong hộp sẽ thuộc về người nhặt được chúng, cũng như được hãng Citizen liên hệ để theo dõi và bảo dưỡng đồng hồ, hoàn toàn miễn phí. Kết quả là, những chiếc đồng hồ Parawater này, sau ngày tháng lênh đên trên biển cả, đều trong tình trạng tốt và hoạt động bình thường.

Dự án Kuroshio 64 đã thành công tốt đẹp, độ chịu nước hiệu quả của đồng hồ Parawater đã được lan truyền rộng rãi, các tạp chí, báo đài đồng loạt lan tin, hết lời ca ngợi về kì tích mẫu đồng hồ này, biến Parawater trở thành tiêu chuẩn về độ chịu nước cho các mẫu đồng hồ ở thị trường Châu Á sau này.

Để hoài niệm về kì tích này, năm 2020, Citizen đã cho tái hiện lại mẫu đồng hồ Parawater qua cái tên mới là Kuroshio 64, với nhiều mẫu mã màu sắc khác nhau và đặc biệt là chỉ phân phối với số lượng sản xuất có hạn ở thị trường Châu Á.

Khám phá thêm:

Cảm nhận, review đồng hồ Citizen Kuroshio '64

Về thiết kế

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ta có thể thấy rõ đồng hồ Citizen Kuroshio '64 mới có đường nét thiết kế gần như y hệt chiếc Parawater ban đầu năm 1959,  với rất nhiều điểm tương đồng, từ hình dạng của vỏ và vấu, đến các vạch giờ đầu mũi tên, kim dauphine và kính khoáng hình vòm.

Đồng Hồ Citizen Kuroshio

Điểm khác biệt ở mẫu Kuroshio với “bậc tiền bối” chính là kích thước vỏ đồng hồ lớn hơn, đến 41mm để phù hợp với cổ tay to lớn hơn của người hiện đại, cùng với núm chỉnh to và có sơn phủ thêm lớp dạ quang để dễ xem giờ trong tối. Phần bề mặt vỏ đồng hồ được đánh sớ lẫn đánh bóng rất công phu, rất bóng bẩy.

Phần đánh sớ được đánh thẳng tắp với các sớ vân mờ mượt mà, còn phần niềng vỏ đươc đặc biệt được đánh bóng bằng kĩ thuật Zaratsu, loại kĩ thuật lâu đời của nghề rèn Nhật Bản thường dùng để đánh bóng cho các thanh kiếm katana của các samurai cao quí.

Đồng Hồ Citizen Kuroshio

Ngoài ra, phần nắp đáy, cũng như một phần mắt dây ở mẫu dùng dây kim loại, cũng được đánh bóng, nhưng chỉ đánh bóng bằng phương thức thông thường. Phần mặt kính mặt số là kính khoáng, được vát dạng vòm giống như xu hướng những mẫu đồng hồ vintage ngày xưa, còn phần đáy được để lộ máy và bảo vệ bằng kính Sapphire có độ cứng tốt hơn và chống trầy cao hơn kính khoáng.

Phần kính khoáng mặt trên có đặc tính chịu lực va đập tốt hơn Sapphire, nhưng khả năng chống trầy kém hơn, với thiết kế kính dạng vòm nhô lên này sẽ dễ khiến va quẹt với các vật dụng khác nên dễ gây nên vết xước trên kính đồng hồ. Vì thế khi đeo đồng hồ Citizen Kuroshio, bạn nên cẩn thận hơn với các cử động tay để giữ được thẩm mĩ đồng hồ, cũng như không phải tốn phí đánh bóng lại mặt kính khoáng.

Mặt số tùy mẫu mã sẽ có 5 loại màu sắc gồm xanh lá, đen, xanh biển, trắng, kem, được trang trí bằng các đường vân mô phỏng theo dòng chảy của nước, giống như tên mẫu đồng hồ này là Huyền Triều – Kuroshio.

Đồng Hồ Citizen Kuroshio

Đồng hồ Kuroshio có thiết kế kim và cọc số to nên rất dễ xe giờ, vói hai kim phút và giờ vát nhọn theo kiểu dauphine, có sơn phủ dạ quang và các cọc số hình mũi tên nhọn, phía cạnh ngoài các cọc số mũi tên này là các chấm dạ quang để hiện sáng tượng trưng 12 cọc số giờ trong đêm.

Khám phá thêm:

Khi mua mẫu đồng hồ Kuroshio, các mẫu đồng hồ Kuroshio này được đựng trong những chiếc hộp tròn màu vàng có chữ Kuroshio, mô phỏng theo những chiếc hộp dùng để thử nghiệm độ chống nước đồng hồ Parawater trong dự án năm 1964.

Về bộ máy

Trang bị bên trong bộ sưu tập đồng hồ Kuroshio là bộ máy Miyota Cal.8310 cao cấp và mới nhất của thương hiệu Citizen, với mức trữ năng lượng lên đến 60 tiếng, gấp 1,5 lần mức trữ của các mẫu máy cơ thông thường, cũng như có tính hacking second – tự dừng kim giây khi kéo nấc chỉnh giờ, giúp bạn dễ cân chỉnh giờ chính xác với theo dõi độ chính xác đồng hồ.

Đồng Hồ Citizen Kuroshio

0 bình luận, đánh giá về Cảm Nhận, Review Đồng Hồ Citizen Kuroshio ’64 - Sự Trở Lại Của Một Huyền Thoại 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Bài viết nổi bật

Đồng hồ Bulova của nước nào? Chất lượng có tốt không?

Đồng hồ Bulova của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân
Đồng hồ Bulova của nước nào? Bắt nguồn từ Mỹ, lấy chất lượng...

Đồng hồ Citizen của nước nào? Đánh giá chi tiết

Đồng hồ Citizen của nước nào? Đánh giá chi tiết
Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân
Đồng hồ Citizen là thương hiệu của Nhật Bản, được ưa thích...

Review đồng hồ Citizen Eco-Drive năng lượng mặt trời

Review đồng hồ Citizen Eco-Drive năng lượng mặt trời
Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân
Đồng hồ Citizen Eco-Drive năng lượng mặt trời sử dụng năng...

Những địa điểm thay dây đồng hồ uy tín tại TP.HCM

Những địa điểm thay dây đồng hồ uy tín tại TP.HCM
Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân
Dây đồng hồ khi xài một khoảng thời gian lâu sẽ có dấu hiệu...

Trung Tâm Bảo Hành CITIZEN Chính Hãng Tại TPHCM

Trung Tâm Bảo Hành CITIZEN Chính Hãng Tại TPHCM
Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân
Hiện nay, trên thị trường người tiêu dùng sử dụng rất nhiều...

Đồng Hồ Tissot 1853 Automatic Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Đồng Hồ Tissot 1853 Automatic Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Tác giả: Đồng Hồ Tân Tân
Xuất thân từ vùng đất danh giá, qua bàn tay chế tác điêu...
Quý khách vui lòng để lại thông tin, Tân Tân Watch sẽ liên hệ sớm nhất.
Hoặc Qúy khách có thể liên hệ qua số Hotline:
Đóng

Sản phẩm đã xem gần nhất

Hoặc nhập tên để tìm
0.10847 sec| 3191.57 kb