Telemeter (Đo Khoảng Cách) - Định nghĩa, Lịch Sử, Cấu Tạo & Ứng Dụng
Thế giới đồng hồ luôn là một “đại dương” về kiến thức và tồn tại biết bao điều thú vị mà chúng ta có thể liên tục tìm hiểu và học hỏi. Mỗi chiếc đồng hồ đều sẽ có những tính chăng chuyên biệt, phục vụ cho một mục đích nhất định để có thể mang lại tiện ích cho người sử dụng. Hôm nay Tân Tân Watch sẽ thông qua bài viết này để mang đến cho các bạn cái nhìn mới mẻ về chứ năng Telemeter trên đồng hồ. Hãy cùng theo dõi nhé.
Telemeter là gì?
Ở đồng hồ, Telemeter là cụm từ dùng để chỉ những mẫu đồng hồ có tính năng đo khoảng cách và bạn có thể hiểu về nó như một chiếc đồng hồ Chronograph có thước đo khoảng cách. Bằng việc phân tích tốc độ âm thanh, đồng hồ Telemeter giúp bạn đo được khoảng cách giữa mình với đối tượng được chọn.
Đồng hồ Joseph Bulova 96C145 với chức năng Telemeter

Hoạt động dựa trên việc đo thời gian (đơn vị giây) một cách cực kỳ chính xác, thế nên Telemeter luôn đi kèm với tính năng chronograph trên đồng hồ. Thước đo Telemeter thường được đặt ngoài cọc số. Một số mẫu thiết kế còn kết hợp giữa Telemeter và Tachymeter dùng để đo tốc độ di chuyển của người sử dụng.
Tuy nhiên trên thực tế thì đồng hồ Telemeter chỉ cho kết quả tương đối. Nguyên nhân là bởi tốc độ âm thanh tùy thuộc vào thao tác nhanh chậm, nhiệt độ và vị trị địa lý tại nơi bạn đứng.
Lịch sử ra đời của chức năng Telemeter
Thang đo Tachymeter xuất hiện đầu tiên từ những năm 1700 khi nó được tạo ra như một công cụ khảo sát để xây dựng kênh đào. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1844 khi Adolph Nicole thêm vành bezel đo khoảng cách đầu tiên vào đồng hồ bấm giờ thì tính năng này mới thật sự được biết đến rộng rãi.
Cấu tạo của đồng hồ Telemeter
Đồng hồ Telemeter bao gồm một thang số được sắp xếp xung quanh khung ngoài hoặc vòng trong trên mặt số đồng hồ Chronograph. Sự khác biệt giữa chức năng Tachymeter và Telemeter nằm ở đơn vị tính, một bên là vận tốc, một bên là khoảng cách.
Khoảng cách sẽ tính từ số 0 bắt đầu ở vị trí 12:00 giờ và các số chạy quanh chu vi theo chiều kim đồng hồ. Thang đo thường từ 0-20 bất kể đơn vị đo (dặm hay km). Để đạt được một con số, Telemeter phải hoạt động cùng với chức năng Chronograph do bạn sẽ cần ghi lại thời điểm bắt đầu và kết thúc của sự kiện được đo bằng chức năng dừng bấm giờ đặc trưng của Chronograph.
Đồng hồ Joseph Bulova 96C146

Ứng dụng của chức năng Telemeter là gì?
Như với hầu hết các bộ chức năng trên đồng hồ bấm giờ, nhiều chức năng đã được phát triển để sử dụng trong quân đội và những công việc cần tính toán nhanh khi ở ngoài thực địa.
Ví dụ, bạn cần đo khoảng cách từ nơi bạn đang đứng đến một cơn giông bão. Trong đa phần trường hợp, bạn sẽ nhìn thấy tia chớp trước tiếng sấm. Hiện tượng này xảy ra do ánh sáng truyền đi với tốc độ 670.616.629 dặm/giờ. Trong khi đó, âm thanh có tốc độ chỉ 767mph.
Thang đo in trên mặt đồng hồ được sử dụng để tính toán khoảng cách dựa trên thời gian bằng việc nhìn và nghe. Ví dụ, kim đồng hồ bấm giờ được kích hoạt khi nhìn thấy tia chớp và dừng lại khi nghe thấy tiếng sấm.
Cách sử dụng chức năng Telemeter
Hãy lấy bão làm ví dụ và đo khoảng cách từ sét đánh:
- Đảm bảo rằng kim giây của đồng hồ được đặt lại thành 12 giờ.
- Khi nhìn thấy ánh sáng từ chớp, hãy nhấn chức năng bấm giờ trên đồng hồ để bắt đầu hẹn giờ.
- Khi nghe thấy tiếng sấm, hãy nhấn lại để dừng đồng hồ bấm giờ.
- Giá trị có thể đọc được trên mặt số của Telemeter được biểu thị bằng kim giây, sẽ là khoảng cách từ bạn đến cơn bão. Khoảng cách này được tính bằng km hoặc dặm tùy thuộc vào đồng hồ.
Đồng hồ Telemeter sang trọng, lịch lãm
Và đó là những thông tin hết sức thú vị về chức năng Telemeter trên đồng hồ. Tân Tân Watch hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm sự yêu thích đối với thế giới đồng hồ rộng lớn. Và nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn, Tân Tân chắc chắn là nơi có thể giúp bạn với hàng nghìn bài viết chuyên sâu và độc đáo. Xin chào và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm