Chân kính đồng hồ là gì? Lưu ý khi mua đồng hồ có chân kính
Chân kính đồng hồ là gì? Đây là một bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên tính thẩm mỹ của đồng hồ và tăng độ bền sản phẩm. Cùng Đồng hồ Tân Tân tìm hiểu chi tiết hơn về chân kính đồng hồ trong bài viết sau đây.
1. Giải đáp từ A-Z về Jewel - chân kính đồng hồ là gì?
1.1. Chân kính đồng hồ là gì?
Chân kính đồng hồ là gì? Đây là một bộ phận được gọi tên là Jewel, có màu đỏ hồng bóng bẩy trong suốt. Chân kính đồng hồ lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 18, trong bộ máy đồng hồ của Jacob Debaufre, Nicolas Fatio de Duillier,Pierre phát minh vào 1704.
Chân kính của đồng hồ thường được cắt gọt, tiện, khoét hoặc khoan lỗ tùy loại. Đặc điểm của chân kính là khá nhỏ, khoảng 2mm.
Chân kính còn giúp tăng giá trị của chiếc đồng hồ
Thời điểm chân kính có mặt trên thị trường, các sản phẩm đồng hồ cơ rất thịnh hành. Chân kính xuất hiện để khắc phục nhược điểm chung của bộ máy đồng hồ cơ, đó là các bộ phận kim loại dễ bị mài mòn khi sử dụng lâu ngày.
Bản chất của chân kính đồng hồ là gì? - ít bị mài mòn vì được chế tác từ những vật liệu có độ cứng cao. Vì thế, khi cho chân kính vào trong bộ máy đồng hồ sẽ giúp giảm bớt hiện tượng ma sát, từ đó nâng cao độ bền cho bộ máy các loại đồng hồ.
Chân kính rất quan trọng với các loại đồng hồ cơ tự động, giúp đồng hồ hoạt động ổn định và chính xác hơn. Tuy nhiên trên thực tế không phải đồng hồ nào có nhiều chân kính sẽ tốt.
Các nhà chế tác đồng hồ cho rằng, số chân kính cần thiết trên đồng hồ cơ tự động là 21, đồng hồ pin là 4. Vì thế, tùy vào cơ chế bộ máy, tính năng và cấu tạo mà các nhà sản xuất đồng hồ sẽ tính toán để quyết định số lượng chân kính tối ưu nhất.
1.2. Tác dụng của chân kính đồng hồ là gì
Người ta cho rằng chân kính được trang bị vào bộ máy đồng hồ để nâng cao giá trị sản phẩm. Quan niệm này không sai nhưng chưa đủ. Vì chân kính đồng hồ còn giữ một vai trò đặc biệt trong việc tăng độ chính xác độ bền cho đồng hồ.
Cụ thể, chân kính đồng hồ có những tác dụng cụ thể:
- Giảm bớt ma sát giữa các chuyển động trong bộ máy để tăng độ chính xác, từ đó góp phần tăng tuổi thọ của các bộ phận bị lực tác động trong đồng hồ, giúp đồng hồ bền bỉ hơn
- Có tác dụng chống sốc để nâng cao độ bền cho các chân kính khác
- Chân kính làm từ các loại đá quý cao cấp còn giúp trang trí cho bộ máy đồng hồ giúp tăng giá trị cho sản phẩm
Chân kính còn giúp tăng giá trị của chiếc đồng hồ
1.3. Vì sao lại gọi là chân kính đồng hồ, Jewel?
Jewel mang ý nghĩa gốc là đá quý, như một cách để chỉ chân kính đồng hồ là bộ phận vừa đẹp, vừa giá trị. Do đó, các nhà sản xuất đồng hồ dùng đá quý để sản xuất chân kính nhằm trang trí bộ máy và nâng cấp giá trị sản phẩm.
Đọc thêm:
- Tìm Hiểu Những Loại Máy Đồng Hồ Thụy Sỹ Và Đồng Hồ Nhật Bản
- Đồng hồ Swiss made là gì? Có tốt và đáng mua hay không?
2. Đặc điểm nổi bật của chân kính đồng hồ là gì
2.1. Chất liệu để chế tác chân kính đồng hồ là gì
Sau khi biết được chân kính đồng hồ là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của bộ phận này. Ngày xưa, chân kính chủ yếu được sản xuất bằng kim cương hoặc các loại đá quý khác. Tuy nhiên ngày nay, chân kính còn được chế tác bằng nhiều chất liệu khác như đá sapphire, đá ruby.
Hiện nay, 4 chất liệu chính dùng để tạo nên chân kính đồng hồ, đó là kim cương, ruby, garnet, sapphire. Ngoài ra, một số hãng đồng hồ còn dùng kính xử lý tráng kim loại hoặc hợp kim chống ăn mòn để cho ra đời chân kính giá trị.
Dù được làm từ chất liệu nào đi chăng nữa thì các vật liệu được chọn làm chân kính đồng hồ đều có độ cứng cao, khả năng giảm ma sát tốt và khó bị mài mòn khi tiếp xúc hoặc va chạm với nhiều linh kiện có bên trong đồng hồ.
Chân kính đồng hồ chủ yếu được chế tác từ các loại đá quý
2.2. Kích thước của chân kính
Kích thước phổ biến của chân kính thường có đường kính khoảng 2mm với độ dày khoảng 5mm. Tùy vào từng dòng sản phẩm đồng hồ mà các nhà sản xuất đưa ra thiết kế chân kính với kích thước và kiểu dáng phù hợp.
2.3. Vị trí của chân kính đồng hồ
Vai trò quan trọng của chân đính đồng hồ chính là hạn chế mài mòn và giảm bớt ma sát giữa các linh kiện bên trong bộ máy đồng hồ. Do đó, người ta sẽ bố trí chân kính ở vị trí có sự tiếp xúc cao giữa các linh kiện này. Trong một số trường hợp, chân kính đồng hồ sẽ đặt ở nơi ít ma sát nhằm mục đích nâng cao tính thẩm mỹ cho đồng hồ. Qua hai phần trên các bạn đọc chắc hẵn phần nào cũng hiểu được chân kính đồng hồ là gì và những đặc điểm của chân kính đồng hồ, chúng ta cũng đi giải đáp những câu hỏi liên quan khi chọn mua đồng hồ có chân kính nhé!
3. Các câu hỏi liên quan khi chọn mua các đồng hồ có chân kính
3.1. Càng có nhiều chân kính thì đồng hồ càng phức tạp đúng không?
Có quan niệm cho rằng đồng hồ càng trở nên phức tạp khi có nhiều chân kính. Tuy nhiên đây là điều chưa đúng với tất cả các dòng đồng hồ. Chẳng hạn chiếc đồng hồ có cấu tạo phức tạp thì sẽ có nhiều chân kính. Bởi loại đồng hồ này cần nhiều chân kính làm giảm ma sát cho đa dạng các bộ phận hoạt động đan xen vào nhau.
Ngược lại, những sản phẩm đồng hồ nhiều chân kính chưa hẳn đã là đồng hồ có cấu trúc phức tạp. Vì các hãng đồng hồ đã tăng số lượng chân kính để nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
3.2. Bao nhiêu chân kính đồng hồ mới là đủ?
Một chiếc đồng hồ cần bao nhiêu chân kính để phát huy tối đa công suất và mang lại tính thẩm mỹ? Trên thực tế, số lượng chân kính tùy vào chức năng và cấu tạo của từng dòng đồng hồ. Một số gợi ý về số chân kính tương ứng với từng dòng đồng hồ mà bạn có thể tham khảo:
- Đồng hồ pin dùng mặt đồng hồ kim cần 4 chân kính
- Đồng hồ pin, đồng hồ quartz loại đa chức năng cần 6 - 7 chân kính
- Đồng hồ có dây cót cần 17 chân kính
- Đồng hồ lên dây cót tự động cần 21 chân kính
- Đồng hồ cơ 2 trống hay barrel cần 23 chân kính để có thể dự trữ năng lượng
- Đồng hồ cơ đa năng cần đến 25 - 27 chân kính
- Đồng hồ cơ với cấu tạo phức tạp cần đến 40 chân kính
- Một số đồng hồ với bộ máy đặc biệt cần đến 100 chân kính
Tùy dòng sản phẩm đồng hồ mà các hãng đồng hồ sản xuất số lượng chân kính phù hợp
3.3. Số lượng chân kính có nói lên giá trị của 1 chiếc đồng hồ không?
Ngày xưa, giá trị đồng hồ không được quyết định bởi số lượng chân kính. Chỉ những chiếc đồng hồ có bộ máy phức tạp mới cần trang bị nhiều chân kính.
Ngược lại, ngày nay người tiêu dùng có đánh giá đồng hồ qua số lượng chân kính. Vì thế để tăng giá trị và tính thẩm mỹ cho sản phẩm, các hãng đồng hồ đã tăng số chân kính.
Qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu rõ chân kính đồng hồ là gì để có thêm tiêu chí trong việc chọn lựa đồng hồ. Đây là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa về độ bền và tính thẩm mỹ của đồng hồ đeo tay. Vì thế bạn nên hỏi thêm nhân viên tư vấn để chọn chiếc đồng hồ có số lượng chân kính phù hợp.
Đọc thêm:
- Tìm Hiểu Đồng Hồ Máy Đúc Là Gì - Có Sửa Được Không
- Chứng nhận Chronometer nghĩa là gì? Chọn đồng hồ chuẩn Thuỵ Sĩ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm