Những Điều Mà Bạn Chưa Biết Về Chân Kính Trong Đồng Hồ Tissot Cơ
Là một trong 5 thương hiệu đồng hồ hàng đầu thế giới. Trải qua hơn 100 năm hình thành, phát triển trong dòng chảy không ngừng trong thế giới thời gian, thương hiệu đồng hồ Tissot vẫn luôn đứng vững trong làng đồng hồ thế giới và cả trong lòng những người dùng yêu đồng hồ. Hãng đồng hồ Tissot luôn biết cách gây sự chú ý bằng cách đánh mạnh vào thiết kế, chất liệu và đương nhiên là cả những cỗ máy. Khiến cho mọi ánh mắt dù là những khách hàng khó tính nhất bị thu phục hoàn toàn. Bộ phận chân kính của những chiếc đồng hồ Tissot cơ chính là minh chứng cho điều đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bộ phận thú vị này trên những cỗ máy Tissot Automatic với những truyền động cực kỳ xinh đẹp và phức tạp từ một trong những “vua” đồng hồ Thụy Sỹ này nhé!
1. Chân kính đồng hồ cơ Tissot
a. Đôi nét về chân kính đồng hồ
Là một bộ phận không thể thiếu trên những mẫu đồng hồ cơ và Quartz hiện đại. Chân kính đồng hồ hay còn gọi là Jewels là một bộ phận cực kỳ quan trọng góp phần đảm bảo cho cỗ máy đồng hồ hoạt động êm ái và có độ chính xác cao hơn. Xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu thế kỷ XVIII nhằm giải quyết những nhược điểm của những chi tiết kim loại trên đồng hồ cơ. Chân kính trên đồng hồ cơ nói chung và đồng hồ Tissot cơ nói riêng thường được làm từ đá hồng ngọc (Ruby), lam ngọc (Sapphire), kim cương... có màu sắc rất rực rỡ và thu hút.
Những Điều Mà Bạn Chưa Biết Về Chân Kính Trong Đồng Hồ Tissot Cơ
Những loại đá quý được sử dụng làm chân kính trong chế tác đồng hồ phải có độ cứng cao như kim cương, Ruby, Sapphire… Trong đó, chân kính bằng đá Ruby được yêu thích hơn cả vì Ruby dễ tổng hợp, màu sắc sinh động có độ cứng tương đương với kim cương mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên từ đầu thế kỷ XX những loại vật liệu cao cấp này chỉ được sử dụng trong những mẫu đồng hồ đắt tiền. Thay vào đó loại vật liệu Sapphire và Ruby tổng hợp được yêu thích vì giá thành hợp lý mà chất lượng tương đương. Ngoài ra, tùy theo đẳng cấp của thương hiệu và giá trị của từng mẫu đồng hồ mà các hãng chọn các loại chân kính từ những chất liệu khác nhau. Ưu điểm của những viên đá quý này chính là độ cứng cao, ít bị mài mòn giúp cho cỗ máy đồng hồ khắc phục hoàn toàn những yếu điểm của cỗ máy kim loại. Một trong những tính năng ưu việt nhất chính là giảm bớt ma sát cũng như tăng độ bền bỉ khi hoạt động được linh hoạt và mượt mà hơn. Mặt khác, vào thời điểm đó, khi ngành kim loại chưa thực sự phát triển thì các loại đá quý lại là có nguồn nguyên liệu dồi dào hơn.
b. Chân kính đồng hồ Tissot cơ
Là thương hiệu đồng hồ nổi tiếng với những cỗ máy đồng hồ cơ nổi tiếng hàng đầu thế giới. Lúc mới bắt đầu, cũng như mọi thương hiệu khác những chiếc đồng hồ Tissot không có bộ phận nào được gọi là chân kính cả. Sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm “xem giờ” thì một thực tế là các mẫu đồng hồ Tissot lúc bấy giờ đều có tuổi thọ ngắn, khi chạy giờ thì hay rơi vào tình trạng “đình công tập thể”. Và đó cũng là lúc chân kính đồng hồ ra đời. Hãng đồng hồ Tissot cũng từ đó áp dụng chân kính vào trong các thiết kế của mình.
Chân kính trong bộ máy đồng hồ tự động[/caption] Như đã nói ở phần trên, việc thêm chân kính sẽ làm kéo dài tuổi thọ cho bộ máy đồng hồ Tissot chính hãng giúp các bộ phận của đồng hồ được liên kết với nhau hơn, tốc độ ma sát giảm đáng kể. Và một điều quan trọng khác là việc “tồn tại” của chân kính trên đồng hồ Tissot còn làm tăng vẻ ngoài thẩm mỹ cho các thiết kế của hãng. Theo đó, mặc cho những thương hiệu đồng hồ khác sử dụng đá tổng hợp để làm chân kính. Thương hiệu Tissot vẫn sử dụng các loại đá quý thiên nhiên trong chế tác đồng hồ đặc biệt là chân kính của mình. Tùy từng dòng, từng cỗ máy khác nhau mà số lượng chân kính trên các mẫu đồng hồ Tissot là khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản số lượng chân kính trên những mẫu đồng hồ cơ Tissot thì số lượng phổ biến nhất là từ 17- 27 chân kính. Chân kính trên đồng hồ có kích thước khá nhỏ chỉ khoảng 2mm được gia công một cách tỉ mỉ và linh hoạt. Tùy thuộc vào từng thiết kế cỗ máy đồng hồ mà những chân kính này có kích thước và hình dáng khác nhau. Một số loại chân kính phổ biến hiện nay: Hole Jewels: Chân kính có dạng hình tròn, có một lỗ nhỏ ở vị trí trung tâm của chân kính được dùng trong các thiết kế đồng hồ có trục bánh răng xoay với vận tốc nhỏ. Cap Jewels: hay còn gọi là chân kính hình mũ có hình tròn, dẹt ở giữa không có lỗ khoan. Đây là loại chân kính cơ bản được sử dụng trên hầu hết các thiết kế đồng hồ Tissot chính hãng. Pallet Jewels: hay còn gọi là chân kính dáng phiến có hình vuông chữ nhật được sử dụng nhiều trên những mẫu đồng hồ nam Tissot cơ tự động. Roller Jewels: có hình trụ, chỉ được gắn trên bệ bánh lắc để ngựa và các điểm bị tác động va đập kiểu trượt ngang thường được sử dụng trên các mẫu đồng hồ Tissot nam có cấu hình phức tạp. Shock Protection Jewels: đây là loại chân kính vô cùng đặc biệt vì không có một hình dạng nào cố định được thiết kế dựa vào tính năng chống sốc cho bộ máy vận hành.
2. Các loại đồng hồ Tissot cơ và bao nhiêu loại chân kính phổ biến
Có nhiều người thắc mắc rằng “ Chân kính đồng hồ Tissot có giá trị thẩm mĩ cao, vậy thì tôi có thể mua một mẫu đồng hồ cơ có 50, 100 chân kính được hay không?”.
Các loại chân kính đồng hồ
Vốn dĩ mục đích ban đầu của việc thêm chân kính là làm tăng tuổi thọ và cấu hình của bộ máy đồng hồ, giá trị thẩm mĩ chỉ là “vế sau”. Nhiều thợ thiết kế đồng hồ đã đưa ra kết luận: Mỗi loại đồng hồ cơ Tissot đều chỉ nên tuân thủ số lượng chân kính nhất định để đảm bảo cho chất lượng của đồng hồ Tissot chính hãng. Được gọi chung là đồng hồ Tissot cơ song trong đó lại bao gồm 4 cỗ máy cơ khác nhau với cấu tạo và só lượng chân kính khác nhau từ đơn giản đến phức tạp bao gồm:
- Đồng hồ Tissot cơ lên dây cót tay: đặc điểm của loại đồng hồ Tissot cơ này chính là người dùng cần phải lên dây cót bằng tay thì cỗ máy đồng hồ mới vận hành được. Mẫu đồng hồ này chủ yếu được những người ưa chuộng phong cách cổ điển lựa chọn. Số chân kính của các thiết kế loại này là từ 17 - 20 chân kính.
- Đồng hồ Tissot cơ tự động (Automatic): Thông qua các chuyển động của cổ tay người dùng mà chuyển hóa thành năng lượng hoạt động cho đồng hồ. Đây là cỗ máy cơ thông dụng nhất và được sử dụng trong đa số các thiết kế đồng hồ Tissot cơ. Số chân kính trung bình của cỗ máy đồng hồ Tissot Automatic là 21 chân kính.
- Đồng hồ Tissot cơ dự trữ năng lượng: Thật ra đây cũng là một mẫu “biến thể” theo dạng dây cót truyền thống. Các thiết kế đồng hồ Tissot nam kiểu này đều “làm thêm” 2 ngăn trống để trữ năng lượng. Vì thế cho nên số lượng chân kính cũng bị đẩy lên thành 23 chân kính.
- Đồng hồ Tissot cơ thể thao: Sở hữu cỗ máy cơ Automatic tuy nhiên do thiết kế phức tạp, đa chức năng với nhiều kim số. Vì vậy số lượng chân kính trên những mẫu đồng hồ Tissot thể thao này thường nhiều hơn 3 loại còn lại khoảng 27-30 chân kính.
Trên đây đồng hồ Tân Tân vừa giới thiệu đến các bạn một số thông tin về chân kính trong đồng hồ Tissot cơ. Đây là một bộ phận có hình dáng khá khiêm tốn nhưng cực kỳ quan trọng đối với các bộ máy vận hành của đồng hồ Tissot. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này và muốn tìm hiểu kỹ hơn về nó thì hãy liên hệ với Tân Tân để được giải đáp và tư vấn nhé!
Xem thêm:
THIẾT KẾ KHÓA DÂY TRÊN ĐỒNG HỒ TISSOT: VẺ ĐẸP SÁNH CÙNG THỜI GIAN
TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRÊN CÁC DÒNG ĐỒNG HỒ CITIZEN-TÂN TÂN WATCH
TẤT TẦN TẬT VỀ CHẤT LIỆU DÂY DA TRÊN ĐỒNG HỒ LONGINES AUTOMATIC
CÁC KIỂU THIẾT KẾ CỦA ĐỒNG HỒ BULOVA CƠ
ĐỒNG HỒ CITIZEN NỮ PD7136-80A – VẺ ĐẸP KHÓ CHỐI TỪ
ĐỒNG HỒ CITIZEN CA0695-17E – CHÚ “TẮC KÈ HOA” ĐẶC BIỆT
ĐỒNG HỒ CITIZEN NỮ FE6149-84A – SANG CHẢNH VÀ THỜI THƯỢNG
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm