7 cách đánh bóng đồng hồ dây kim loại bị trầy xước, gỉ sét
Nội dung bài viết
- 1. Dây đồng hồ có những chất liệu gì? Chất liệu nào dễ đánh bóng đồng hồ
- 2. Dụng cụ cần chuẩn bị để đánh bóng đồng hồ
- 3. Cách tháo dây đồng hồ kim loại như thế nào?
- 4. Các cách đánh bóng đồng hồ
- 5. Những lưu ý để đồng hồ không bị trầy xước
- 6. Một số câu hỏi thường gặp về đánh bóng đồng hồ
- 5. Quy trình đánh bóng đồng hồ tại Tân Tân
- Bạn nên đem đồng hồ đến cửa tiệm, Tân Tân sẽ kiểm tra vỏ, dây và báo giá trực tiếp cho bạn. Công đoạn phá trầy và đánh bóng cần phải thật khéo léo, tỉ mỉ, đi qua nhiều bước nên thông thường phải mất khoảng 2 ngày. Đảm bảo chiếc đồng hồ của bạn sẽ được chăm sóc từ A đến Z.
Đồng hồ đeo lâu ngày sẽ bị cũ và bám nhiều bụi bẩn, mồ hôi. Vì thế bạn có thể tự đánh bóng đồng hồ tại nhà theo những hướng dẫn được gợi ý trong bài viết này. Đây là cách giúp bạn dễ dàng vệ sinh đồng hồ của mình mà không cần mang ra tiệm.
1. Dây đồng hồ có những chất liệu gì? Chất liệu nào dễ đánh bóng đồng hồ
Dây đồng hồ bằng thép
Thép là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều nhất để chế tác dây đồng hồ. Ưu điểm của thép là độ bền cao, không gỉ sét trong quá trình sử dụng. Một số sản phẩm dây đồng hồ bằng thép còn được pha thêm Crom để giảm độ ăn mòn, giảm oxy hóa và mang lại vẻ đẹp sáng bóng cho dây đeo. Những chiếc đồng hồ dây đeo bằng thép thường có giá thành bình dân. Độ dễ đánh bóng đồng hồ dây thép thấp hơn đồng hồ mạ vàng.
Thép là chất liệu được sử dụng để làm dây đeo đồng hồ khá phổ biến
Dây đồng hồ bằng vàng
Nhiều thương hiệu đồng hồ cũng sử dụng chất liệu vàng để chế tác nên sản phẩm dây đeo đồng hồ sang trọng, đẳng cấp và quyến rũ. Dây bằng vàng khá dễ đánh bóng đồng hồ và làm mới. Ưu điểm của dây đeo bằng vàng là khả năng chống ăn mòn tốt. Tuy nhiên điểm trừ nhỏ của dây đeo chính là độ cứng không quá cao và dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng.
Dây đồng hồ bằng titanium
Titanium cũng là chất liệu được sử dụng nhiều trong chế tác dây đeo đồng hồ. KIm loại này tương đối nhẹ, chỉ bằng khoảng 60% trọng lượng thép. Ưu điểm của Titanium là bền và sáng bóng, phù hợp để sản xuất dây đeo cho những sản phẩm đồng hồ sang trọng, đẳng cấp.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì dây đeo đồng hồ bằng chất liệu Titanium chính là lựa chọn hoàn hảo vì dịu nhẹ với làn da. Tuy nhiên, đồng hồ có dây đeo bằng Titanium thường có giá thành cao.
Đọc thêm:
- Dịch Vụ Tân Trang Đồng Hồ Cũ
- Cách Khử Từ Đồng Hồ Cơ Hiệu Quả
Dây đồng hồ bằng bạch kim
Bạch kim hay Platinum cũng là chất liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất dây đeo đồng hồ. Những sản phẩm đồng hồ đeo tay có dây bằng Platinum thường có độ bền cao, độ cứng cao. Ngoài ra, Platinum cũng có khả năng chống oxy hóa tốt.
Bền và đẹp nhưng bạch kim lại là chất liệu có giá thành đắt đỏ. Vì thế, mỗi năm số lượng đồng hồ có dây đeo bạch kim được tung ra thị trường khá ít. Nếu sở hữu một chiếc đồng hồ có dây đeo Platinum, bạn nên cẩn trọng trong việc đánh bóng đồng hồ để không làm mài mòn.
2. Dụng cụ cần chuẩn bị để đánh bóng đồng hồ
Thông thường, người ta sẽ sử dụng máy tiện đánh bóng để đánh bóng đồng hồ đeo tay. Do đó, bạn cần chuẩn bị loại máy tiện đạt chất lượng cao với khả năng hút ánh sáng và không khí tốt. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ:
- Dùng kính bảo hộ để bảo vệ mắt và găng tay bằng cao su để bảo vệ đôi tay của bạn trong quá trình đánh bóng đồng hồ
- Chuẩn bị vải đánh bóng bằng chất liệu nỉ, cho vào bên trong trục xoay máy tiện. Khi máy tiện hoạt động sẽ tạo ra chuyển động tròn để hợp chất đánh bóng dễ dàng cọ xát mạnh mẽ vào dây đồng hồ
- Sáp đánh bóng dạng thỏi để loại bỏ các vết trầy xước trên dây đồng hồ
- Hợp chất oxit sắt để đánh bóng dây đeo đồng hồ bằng vàng, mang lại độ sáng bóng hoàn hảo
- Bánh mài có hình dáng như bánh xe cao su dùng để loại bỏ những vết trầy xước trên đồng hồ dây đeo bằng thép. Loại bánh mài này hoạt động theo nguyên tắc mài mòn thép và dễ dàng làm sạch các dấu hiệu trầy xước
- Nhiều sản phẩm đánh bóng đồng hồ được chế tác với hình dáng như thanh xà phòng, có đủ màu sắc đa dạng và phù hợp với nhiều loại dây đeo đồng hồ khác nhau. Bạn có thể tham khảo sản phẩm sáp đánh bóng của thương hiệu Dialux. Dialux thường bán sáp kèm với bánh vải trên motor quay của máy tiện để người dùng tự đánh bóng đồng hồ tại nhà. Một số loại sáp được ưa chuộng của Dialux như:
- Sáp Dialux màu đỏ: Đánh bóng và làm sáng bề mặt những dây đeo đồng hồ làm từ vàng
- Sáp Dialux màu xanh lá cây: Dùng đánh bóng bề mặt dây đeo đồng hồ làm từ kim loại như bạc, bạch kim, vàng trắng, thép không gỉ
- Sáp Dialux màu trắng: Thường dùng để đánh bóng bạc và các chất liệu hợp kim của bạc
- Sáp Dialux màu xanh dương: Phù hợp đánh bóng đa dạng chất liệu, trong đó có bạc
- Sáp Dialux màu vàng: Loại sáp này thường dùng đánh bóng thô, dùng cho bước chuẩn bị đánh bóng và những dây đeo đồng hồ mềm như nhựa hoặc bề mặt sơn
- Sáp Dialux màu cam: Loại sáp này cũng được dùng để chuẩn bị đánh bóng các loại vật liệu cứng như bạch kim, thép không gỉ
- Sáp Dialux màu xám: Loại sáp này có thể xóa những vết trầy xước lớn, giúp làm mới bề mặt thép không gỉ
Sáp Dialux là loại sáp được sử dụng nhiều trong đánh bóng đồng hồ
Đọc thêm:
- Cách vệ sinh dây da đồng hồ tại nhà chuẩn xác nhất
- Cách Làm Mới Đồng Hồ Cũ: Đánh Bóng & Tẩy Trắng
- Hướng dẫn cách lên dây cót đồng hồ cơ
3. Cách tháo dây đồng hồ kim loại như thế nào?
Trước khi đánh bóng đồng hồ, bạn cần tháo dây ra để vệ sinh sạch. Đồng hồ sau một thời gian dài sử dụng thường tích tụ nhiều mồ hôi và tế bào chết ở những vị trí khó thấy, đặc biệt là bên dưới khung bezel và sau móc cài nới rộng dây đeo.
Để vệ sinh những vị trí này, bạn cần tháo dây ra. Đa phần dây đồng hồ đeo tay sẽ được giữ bằng chốt hoặc hai thanh lò xo. Tốt nhất bạn nên tháo vòng dây ra khỏi đầu đồng hồ để dễ dàng làm sạch.
Bạn hãy dùng bàn chải lông cứng và nước để nhẹ nhàng chà lên mặt dây đeo, làm sạch hết bụi bẩn bám trên đó. Đồng thời, bạn cần dùng thêm bể siêu âm có chứa dung dịch tẩy rửa và nước để làm sạch toàn bộ tạp chất bám trên đồng hồ.
4. Các cách đánh bóng đồng hồ
Đánh bóng đồng hồ bằng kem đánh răng
- Bước 1: Bôi một ít kem đánh răng lên mặt đồ và dây đeo
- Bước 2: Dùng khăn mềm lau sạch các vết bẩn trên đồng hồ sau thời gian 2 - 5 phút
Tùy nguyên liệu có mà bạn chọn cách đánh bóng đồng hồ phù hợp
Đánh bóng dây đồng hồ bằng baking soda
- Bước 1: Trộn đều nước ấm với baking soda theo tỷ lệ 10:1
- Bước 2: Dùng một chiếc khăn mềm sạch thấm vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng lau kỹ mặt và dây đồng hồ
- Bước 3: Cuối dùng, bạn lau lại đồng hồ lần nữa bằng khăn mềm sạch
Đánh bóng đồng hồ bằng dung dịch nước rửa chén
- Bước 1: Pha nước ấm và nước rửa chén theo tỷ lệ 15:1, trộn đều để tạo bọt
- Bước 2: Nhúng bàn chải lông mềm và dung dịch vừa trộn rồi nhẹ nhàng đánh lên đồng hồ để làm sạch
- Bước 3: Xả nước từ từ vào dây đeo đồng hồ để làm sạch, cần cẩn trọng khi thực hiện bước náy, tránh làm nước lọt vào linh kiện bên trong
- Bước 4: Cuối cùng, dùng vải mềm để lau lại thật sạch phần nước còn bám trên đồng hồ
Đánh bóng mặt kính đồng hồ bằng giấy nhám
- Bước 1: Nhỏ vài giọt nước lên giấy nhám 1500 để giấy nhám trở nên ẩm
- Bước 2: Dùng giấy nhám nhẹ nhàng chà lên vị trí đồng hồ mà bạn cần đánh bóng
- Bước 3: Dùng vải khô mịn để lau sạch lại đồng hồ lần nữa là xong
Đánh bóng đồng hồ bằng xi cana
- Bước 1: Lau sơ và làm sạch đồng hồ bằng dung dịch tẩy rửa xi cana
- Bước 2: Nhẹ nhàng bôi dung dịch này lên mặt kính và những vết xước trên đồng hồ, sau đó lau sạch lại bằng khăn mềm
- Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy lấy khăn mềm lau sạch đồng hồ lần nữa là xong
Đánh bóng dây đồng hồ bằng cồn
- Bước 1: Trộn nước ấm và cồn theo tỷ lệ 10:1
- Bước 2: Lấy một chiếc khăn mềm nhúng vào hỗn hợp nước này rồi lau lên đồng hồ, tập trung lau kỹ những vị trí muốn làm sạch
- Bước 3: DÙng khăn khô để lau đồng hồ lại một lần nữa
Sử dụng dung dịch đánh bóng kim loại Brasso
- Bước 1: Cho dung dịch Brasso ra một cái chén nhỏ
- Bước 2: Lấy khăn mềm nhúng vào dung dịch này rồi nhẹ nhàng lau lên các vị trí cần làm sạch trên đồng hồ
- Bước 3: Dùng một chiếc khăn mềm khác và nhẹ nhàng lau sạch đồng hồ lần nữa
5. Những lưu ý để đồng hồ không bị trầy xước
- Để hạn chế trầy xước, bạn nên đeo đồng hồ trên tay không thuận (ít hoạt động)
- Khi không đeo đồng hồ, bạn nên đặt đồng hồ nằm nghiêng để tránh xảy ra tiếp xúc giữa dây và vỏ đồng hồ
- Đặt đồng hồ trên một tấm vải mềm hoặc một mặt phẳng, bạn có thể mua một chiếc hộp đựng đồng hồ để bảo quản sản phẩm tốt hơn
Bạn cần đeo đồng hồ và vệ sinh đúng cách để tránh trầy xước
6. Một số câu hỏi thường gặp về đánh bóng đồng hồ
Có nên đánh bóng đồng hồ tại nhà không?
Nếu đồng hồ của bạn ít vết xước, bạn hoàn toàn có thể đánh bóng và vệ sinh đồng hồ tại nhà mà không cần mang ra tiệm.
Bao lâu thì nên đánh bóng đồng hồ một lần?
Bạn nên đánh bóng đồng hồ 2 - 3 tháng/lần để làm sạch và giúp đồng hồ sáng bóng. Hàng tuần, bạn cũng nên dùng khăn mềm để lau chùi một lượt chiếc đồng hồ đeo tay của mình.
2 - 3 tháng bạn nên đánh bóng đồng hồ một lần
Rủi ro khi thực hiện đánh bóng đồng hồ tại nhà?
Nếu tự đánh bóng đồng hồ tại nhà, bạn sẽ đối diện một số nguy cơ sau đây:
- Hơi ẩm và bụi bẩn làm cho miếng đệm đồng hồ bị hỏng
- Các bộ phận trên chiếc đồng hồ hồ có thể trầy xước hoặc vỡ khi bạn đánh bóng
- Móc, nút trên dây đồng hồ có nguy cơ hỏng
- Trong khi đánh bóng, bạn có thể lỡ tay làm rơi đồng hồ
- Dùng giấy nhám đánh bóng đồng hồ có thể tạo thêm những vết xước
Chi phí khi đánh bóng đồng hồ tại cửa hàng là bao nhiêu?
Chi phí đánh bóng đồng hồ tại cửa hàng sẽ khác nhau, dao động từ 150.000 - 500.000 đồng tùy vào giá trị đồng hồ. Ngoài ra, tùy vào độ phức tạp của sản phẩm, dây đeo và tình trạng đồng hồ mà các cửa hàng sẽ báo mức giá khác nhau.
Trên đây là những hướng dẫn về cách đánh bóng đồng hồ mà bạn có thể áp dụng để tự vệ sinh, làm sạch và đánh bóng chiếc đồng hồ đeo tay của mình. Nếu đồng hồ trầy xước nhiều hoặc bạn không tự tin đánh bóng tại nhà, tốt nhất hãy mang sản phẩm đến các cửa hàng chuyên đánh bóng đồng hồ.
5. Quy trình đánh bóng đồng hồ tại Tân Tân
- Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chất liệu đồng hồ, tư vấn khách hàng về vấn đề đánh bóng.
- Bước 2: Tháo dây, tháo máy khỏi vỏ để tránh gây ảnh hưởng tới các bộ phận liên quan trong quá trình đánh bóng.
- Bước 3: Đánh mờ để phá các vết trầy trên đồng hồ bằng lơ phấn chuyên dụng.
- Bước 4: Vệ sinh đồng hồ để loại bỏ các vụn kim loại.
- Bước 5: Dùng keo giấy dán những chỗ không cần làm bóng và tiến hành đánh bóng.
- Bước 6: Bỏ vào dung dịch máy rung để tẩy rửa, loại bỏ vụn kim loại và lau khô.
- Bước 7: Lắp ráp các bộ phận vỏ và kiểm tra độ kín nước.
- Bước 8: Lau khô, lắp máy lại vào vỏ và kiểm tra độ hoạt động chính xác của đồng hồ bằng máy đo chuyên dụng.
- Bước 9: Kiểm tra lại kĩ thuật một lần nữa trước khi giao trả khách hàng.
Bạn nên đem đồng hồ đến cửa tiệm, Tân Tân sẽ kiểm tra vỏ, dây và báo giá trực tiếp cho bạn. Công đoạn phá trầy và đánh bóng cần phải thật khéo léo, tỉ mỉ, đi qua nhiều bước nên thông thường phải mất khoảng 2 ngày. Đảm bảo chiếc đồng hồ của bạn sẽ được chăm sóc từ A đến Z.
Tân Tân cũng hỗ trợ đặt vỏ và dây kim loại từ hãng (giá sẽ rất đắt) nếu thấy vỏ, dây đồng hồ của bạn đã được đánh bóng qua nhiều lần đến mức không thể xử lý được nữa. Tân Tân sẽ liên hệ bên hãng và cần thời gian chờ đợi theo đợt nhập hàng của hãng về Việt Nam, có thể mất khoảng từ 2 tháng – 6 tháng trở lên để có loại vỏ và dây đúng yêu cầu mẫu mã đồng hồ.
Trên đây là một số thông tin về đánh bóng đồng hồ mà đồng hồ Tân Tân cung cấp đến độc giả. Trong quá trình đeo đồng hồ, quý khách hãy sử dụng và bảo quản đồng hồ cẩn thận và đúng cách, giữ tình trạng đồng hồ luôn trong trạng thái mới nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thêm liên quan đến đánh bóng đồng hồ, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới fanpage của đồng hồ Tân Tân hoặc liên hệ qua hotline 1800 9027 để được tư vấn trực tiếp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm