Cảm nhận, đánh giá đồng hồ Bulova Oceangrapher - Tay thợ lặn quỷ quyệt của thương hiệu Bulova
Năm 2018, hãng đồng hồ Bulova đã tạo cuộc thăm dò ý iến từ các fan hâm mộ để quyết định xem nên tái hiện mẫu đồng hồ cổ xưa nào tiếp theo trong bộ sưu tập Archive Series của hãng. Có ba lựa chọn được đưa ra: mẫu Surfboard Chronograph, Chronograph Bullhead và Oceangrapher.
Chiến thắng cuối cùng thuộc về mẫu “Devil Diver” Oceangrapher. Oceangrapher là mẫu đồng hồ được yêu thích thích nhất trong ba mẫu trên, và Bulova đã hợp tác với các chuyên gia chế tác đồng hồ cổ để tái tạo một cách trung thực hình tượng tên thợ lặn quỷ quyệt với phiên bản mặt đen viền đỏ và phiên bản mặt số màu cam nổi bật có giới hạn. Ngay từ khi ra mắt đến năm 2019 hiện nay, Oceangrapher “Devil Diver” đã được đông đảo giới điêu mộ đồng hồ yêu thích và nhiệt liệt săn đón. Tiếp nối thành công nhanh chóng đó, Bulova cũng lập tức cho ra thêm hai phiên bản, phiên bản mặt xanh ngọc, hiên bản mặt xanh viền vàng và phiên bản mặt xanh viền cam.
Mẫu Oceangrapher “Devil Diver” được Bulova chọn cách tiếp cân thị trường với mức giá hợp lý, chất lượng sản phẩm sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến nhất, thiết kế giữ nguyên phong cách retro cổ điển nhưng sử dụng nhiều tông màu nổi bật trẻ trung, hứa hen sẽ tạo nên sức cạnh tranh với các dòng đồng hồ lặn ở cùng mức giá của các thương hiệu nổi tiếng khác như Tissot, Mido, Citizen, Seiko.
Phiên bản mặt cam có giới hạn có phần kim hoàn toàn khác biệt với các phiên bản khác
Lược sử ra đời đồng hồ Bulova Oceangrapher và nguồn gốc cái tên “Devil Diver - tay thợ lặn qủy quyệt”
Vào thập niên 60, khi máy móc, kĩ thuật phát triển, nhu cầu chinh phục thiên nhiên của con người được đẩy lên cao, và ngành lặn biển trở thành một môn thể thao rất thịnh thời đó. Theo dòng xu thế này xu thế này, nhu cầu về những mẫu đồng hồ lặn có khả năng chống áp suất nước tốt cũng tăng cao. Đồng hồ lặn là dòng sản phẩm đặc trưng, thể hiện cho chất lượng tay nghề của các thương hiệu. Sự phức tạp trong thiết kế cũng như sự đòi hỏi trong kĩ thuật gia công máy và vỏ điêu luyện , chi phí cao cho nghiên cứu cải tiến và thử nghiệm ,…Và đồng thời, cũng chỉ có những hãng với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất đồng hồ, có trình độ kĩ thuật, máy móc công nghệ và tay nghề cao mới sản xuất và cải tiến được những mẫu đồng hồ lặn.
Mẫu quảng cáo đồng hồ Bulova Oceangrapher gần cuối những năm 60[/caption] Vì thế, trong khoảng thời gian này, rất nhiều thương hiệu sản xuất những mẫu đồng hồ lặn chống nước ở độ sâu đến 100m, nhưng để đạt độ chống áp suất nước ở độ sâu đến 200m thì vẫn có rất ít thương hiệu có thể làm được. Và thường những mẫu đồng hồ chống nước cao hơn sẽ được các dân lặn chuyên nghiệp và nổi tiếng chọn mua nhiều hơn, nên những hãng có thể sản xuất mẫu đồng hồ chống nước 200m sẽ có ưu thế khác biệt. Hãng đồng hồ Bulova, với cương vị là thương hiệu đồng hồ số một Hoa Kì lúc bấy giờ, cũng tham gia cuộc chơi sản xuất đồng hồ lặn, cho ra mẫu đồng hồ lặn có tên là Oceangrapher vào năm 1970.
Với trình độ kĩ thuật của mình, Bulova hoàn toán có thể tạo ra những mẫu đồng hồ chống nước ở mức 200m (656 feet) , nhưng để tạo ưu thế nổi bật cho Oceangrapher so với các mẫu đồng hồ chống nước 20 bar thông thường, Bulova đã hát triển thêm khả năng chống nước lên mức 666 feet (203m), và đặc biệt khắc con số 666 feet này lên mặt số đồng hồ. 666 chính là Con số của quái thú Khải Huyền , là một thuật ngữ trong trong chương 13 Sách Khải Huyền, của kinh Tân Ước. Vì vậy, một số người né tránh số 666 như một cách để thoát khỏi việc mê tín dị đoan. Sư sợ hãi về con số này được gọi là hội chứng sợ con số 666, nghĩa đen là "nỗi sợ sáu trăm sáu mươi sáu".
Nhiều người thường kiêng khem những ngày rơi đúng vào chu kỳ 666 vì sợ quỷ Sa-tăng. Thế nhưng con số này không hề đem lại sự xui xẻo gì cho hãng Bulova, mà ngược lại 666 đã tạo nên ưu thế nổi trội, đánh bại được nhiều mẫu đồng hồ 20 bar ở cùng mức giá, biến mẫu đồng hồ Oceangraher trở thành một trong những mẫu đồng hồ lặn bán chạy nhất trong hai thập niên liền, từ đó đồng hồ Oceangraher còn có biệt danh là “Devil Diver – tên thợ lặn quỷ quyệt”.
Đánh giá, cảm nhận đồng hồ Bulova Oceangraher “Devil Diver” phiên bản 2018, 2019
Về bộ máy
Bulova lựa chọn máy cơ để trang bị cho dòng Oceangrapher, chia ra hai loại máy cho hai phiên bản riêng biệt. Ở ba phiên bản có giới hạn (chỉ sản xuất 666 chiếc cho toàn Thế giới) mặt cam sử dụng máy cơ SW 220 của nhà sản xuất Thụy Sĩ Selita, có tính năng hacking seconds (tự động dừng kim giây khi chỉnh giờ), mức dự trữ năng lượng đạt 38 tiếng, lên dây cót 2 chiều, tần suất hoạt động 28800 nhịp/giờ với độ sai số trong khoảng -15 đến +20 giây/ngày.
Phiên bản Bulova Oceangraher có giới hạn đặc biệt sủ dụng máy cơ Thụy Sĩ. Còn ở phiên bản thường vói mặt số màu đen vành đỏ, mặt xanh biển, mặt xanh ngọc Bulova sử dụng bộ máy Miyota Caliber 821D của Citizen, đảm bảo độ bền bỉ, cứng cáp đặc trung của phong cách máy móc Nhật Bản, có tần suất hoạt động đạt 21,600 nhịp/giờ với độ sai số trong khoảng -20 đến +40 giây/ngày, không có tính năng hacking nhưng có hệ thống chống lực sốc Parashock, lên dây cót môt chiều và mức dự trũ năng lượng đạt 42 tiếng.
Ba phiên bản thường sử dụng máy cơ Nhật Miyota Caliber 821D và có 3 kim giờ, phút, giây khác biêt với phiên bản mặt cam
Máy cơ Miyota Caliber 821D ở các hiên bản Bulova Oceangraher thường[/caption] Vì thế, ở những phiên bản có giới hạn có giá mắc hơn, bộ máy hoạt động chính xác, mượt mà hơn, còn ở phiên bản thường mang tính thực dụng với bộ máy cứng cáp và bền bỉ hơn.
Về vỏ ngoài
“This Bulova Oceanographer was designed for the man who is very brave. Or slightly crazy – Mẫu Bulova Oceagrapher này được thiết kế dành cho những người đàn ông cực kì can đảm, hoặc cho những kẻ hơi điên.” Đó là những gì hãng Bulova nói về mẫu thiết kế Oceangrapher Devil Diver. Quả thực, thiết kế của mẫu đồng hồ lặn này vừa trông rất cứng cáp và cũng khá lập dị. Vỏ đồng hồ được thiết kế theo hình mai rùa chắc chắn, có kích thước lớn đến 44mm, sẽ phù hợp với nhũng người đàn ông có cỡ cổ tay to khoảng từ 17 -19cm.
Dây đồng hồ làm bằng thép không gỉ, thiết kế theo phong cách jubilee, là loại phong cách thiết kế dây đồng hồ rất thịnh vào những năm 70, mặt dù là dây kim loại cứng cáp nhưng đeo rất mềm mại và ôm theo cổ tay, đồng thời trang bị khóa kép đặc trưng của dòng đồng hồ lặn, đeo rất chắc chắn. Hiện tại có 4 phiên bản với 4 loại mặt số được phối sắc màu khác nhau. Trong đó, có 2 phiên bản dựa trên mẫu cũ là phiên bản mặt cam và phiên bản mặt đen vành đỏ. Với cái tên “Devil”, thì sắc màu cam, đen, đỏ, là nhũng loại màu sắc thường dùng để ám chỉ quỷ dữ và địa ngục, sẽ rất phù hợp cho mẫu đồng hồ này. Ngoài ra, Bulova cũng sản xuất 2 phiên bản sử dụng gam màu nổi hơn là phiên bản màu xanh ngọc, phiên bản mặt xanh vành cam tạo sự trẻ trung, hiện đại hơn để tiếp cận đối tượng người dùng trẻ năng động. Mặt kính đồng hồ Oceangrapher được làm bằng Sapphire tổng hợp, đây là loại kính cao cấp nhất trong ngành đồng hồ, chúng có độ cứng chỉ thua kim cương và có khả năng hạn chế trầy xước rất tốt. Đồng thời trên mặt kính Sapphire phẳng này có ô hình vuông nổi lên ở vị trí góc 3 giờ để phóng đại thông số lịch ngày cho người xem, và toàn bộ bề mặt kính được phủ lớp chống lóa AR, giúp bạn dễ dàng đọc giờ dưới ánh mặt trời mà không lo bị chói mắt, tuy nhiên lớp phủ này rất mỏng nên dễ bị trầy, nên bạn cũng cần cẩn thận tránh để kính va quẹt với các vât dụng khác.
Do vỏ đồng hồ rất to, nên mặt số đồng hồ Oceangraher cũng rất to, giúp người xem giờ dễ đọc giờ. Hai kim giờ và phút thiết kế theo hình dạng một cây đao to bản, được phủ lên trên lớp dạ quang một cách hào phóng, kim giây thanh mảnh hơn, nhưng có thêm dạng hình tròn ỏ gần cuối kim và phủ dạ quang ở đó. Vòng giờ của mặt số là 12 côt giờ nổi, có phủ dạ quang bên trong, phong cách thiết kế này khá đặc biệt bởi rất ít có hãng nào thiết kế vòng 12 giờ bằng các cột giờ như thế này.
Đồng hồ Bulova Oceangrapher bên trái với cách hiển thị dạ quang rất độc đáo. Ngoài ra, còn một điểm nữa khiến mặt số mẫu đồng hồ này hoàn toàn toàn khác biệt với các mẫu đồng hồ khác là ở góc 6 giờ có khắc chữ số 666 feet, là chỉ số chịu nước của mẫu đồng hồ này có thễ chịu áp lược nước ở độ sâu 666 feet (khoảng 203m) trong điều kiện nước tĩnh.
Thường các mẫu đồng hồ khác sẽ khắc chữ số 10 bar, 20 bar, tương đương 100m, 200m, nhưng mẫu đồng hồ Oceangraher này có khả năng chống nước nhỉnh hơn 20 bar một chút, và việc để con số 666 sẽ tạo ấn tượng độc lạ cho mẫu đồng hồ này. Và như bạn đã biết, con số 666 này thường mang ý nghĩa xui xẻo theo mê tín dị đoan, nên những người dám đeo mẫu đồng hồ này có thể nói là cực kì can đảm, hoặc cực kì điên rồ.
Nếu bạn là một người táo bạo, gan dạ, không bị nỗi sợ về măt mê tín dị đoan ràng buôc, có niềm đam mê về môn thể thao lặn biển, hay chỉ là một người muốn có môt phụ kiện nhằm khẳng định cá tính bản thân thì mẫu đồng hồ Bulova Oceangrapher này sẽ rất phù hợp.
Xem thêm:
CÁC TIÊU CHÍ QUYẾT ĐỊNH CHỌN MUA ĐỒNG HỒ ĐEO TAY THỜI TRANG ĐẸP
10 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN MUA ĐỒNG HỒ ECO-DRIVE CỦA THƯƠNG HIỆU CITIZEN
5 CÁCH PHỐI MÀU DÂY VỚI ĐỒNG HỒ ĐỂ TRÔNG SÀNH ĐIỆU HƠN GẤP BỘI
CÁCH CHỌN ĐỒNG HỒ THEO CỠ TAY NHANH CHÓNG VÀ HIỆU QUẢ
CÁCH CHỈNH ĐỒNG HỒ ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP (LỊCH NGÀY, THỨ, GIỜ)
REVIEW ĐỒNG HỒ CITIZEN ECO-DRIVE WORLD TIME E784
ĐỒNG HỒ THỜI TRANG LÀ GÌ - CÓ ĐÁNG ĐỂ MUA KHÔNG
[GÓC KĨ THUẬT] TẦN SUẤT HOẠT ĐỘNG ĐỒNG HỒ LÀ GÌ - ĐỒNG HỒ TẦN SUẤT CAO HAY THẤP THÌ MỚI TỐT
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm