Mạ PVD là gì? Giải thích và đánh giá toàn diện, chi tiết
Công nghệ mạ PVD (Physical Vapor Deposition) đã trở thành một trong những công nghệ phổ biến trong việc tạo ra lớp phủ màu vàng bền bỉ trên các sản phẩm kim loại, đặc biệt là đồng hồ. Công nghệ mạ PVD là gì? Đồng hồ mạ PVD có ưu điểm, nhược điểm gì? Hãy cùng Đồng hồ Tân Tân tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
1. Mạ PVD là gì?
1.1 Định nghĩa
Mạ PVD (Physical Vapor Deposition) nghĩa là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Đây là phương pháp mạ kim loại tiên tiến cho phép tạo ra một lớp phủ mỏng các loại vật liệu lên bề mặt sản phẩm. Mạ PVD hoạt động dựa theo nguyên lý tan chảy và bốc hơi của các nguyên tử kim loại. Dưới điều kiện môi trường có nhiệt độ cao và áp xuất thấp (10-2 đến 10-4 Torr), điện trường các ion và sự kết hợp khí (quá trình thổi khí hiếm) sẽ vận chuyển đến sản phẩm cần mạ giúp tạo màu sắc và lớp phủ cho sản phẩm.
Công nghệ PVD là gì?
1.2 Quy trình trong công nghệ mạ PVD
Công nghệ mạ PVD diễn ra trong 4 giai đoạn chính là "bốc hơi, vận chuyển, phản ứng và lắng đọng" theo quy trình khép kín.
Giai đoạn 1: Bốc hơi kim loại (Evaporation)
Ở giai đoạn đầu tiên, kim loại có trạng thái chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Đây là quá trình các nguyên tử kim loại điện cực sẽ tách rời khỏi điện cực do sự hội tụ năng lượng nguồn di chuyển trên bề mặt catot làm cho nó phá vỡ liên kết tinh thể, tan chảy và chuyển thành dạng hơi.
Giai đoạn 2: Vận chuyển (Transportation)
Lúc này, các ion kim loại (Ti+, Zn+, Cr+, Ti++, Zn++, Cr++,...) sẽ di chuyển đến vật liệu cần mạ dưới tác động của điện trường.
Giai đoạn 3: Phản ứng (Reaction)
Tiếp đến của chu trình xi mạ PVD, các ion kim loại từ điện cực vận chuyển sẽ kết hợp với các ion khí và tạo ra lớp phủ có màu sắc. Phản ứng ở giai đoạn này nhằm tạo ra các hợp chất khác nhau, cũng như màu sắc đa dạng cho sản phẩm mạ PVD.
Công nghệ PVD - Công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay
Giai đoạn 4: Lắng đọng (Deposition)
Trong giai đoạn cuối, hợp chất kim loại - khí sẽ ngưng tụ trên bề mặt sản phẩm, tạo thành một lớp phủ với màu sắc theo yêu cầu.
Vì tính chất bám phủ tốt trên các kim loại có độ cứng cao, mạ PVD có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện chất lượng các chi tiết của máy móc và thiết bị cao cấp. Bên cạnh đó, Mạ PVD đã mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp mạ kim loại, với ứng dụng rộng rãi từ sản xuất đồng hồ, thiết bị y tế cho đến linh kiện.
> Xem thêm:
2. Ưu nhược điểm của đồng hồ mạ vàng PVD
Thay vì sử dụng vàng thật, chất liệu PVD được sử dụng để tạo nên lớp phủ đồng màu vàng sang trọng trên bề mặt đồng hồ. Công nghệ này cũng cho phép tạo ra nhiều màu sắc khác nhau bằng cách kết hợp với các kim loại khác nhau như ZrN, CrC, nhằm mang đến sự đa dạng và tùy chọn thẩm mỹ cho người dùng.
> Xem thêm Các mẫu đồng hồ vàng 18k nữ giá bao nhiêu
2.1. Ưu điểm của đồng hồ mạ vàng PVD
- Độ bền vững chắc: Mạ PVD là sự kết hợp của nhiều lớp mạ kim loại Nhôm, Titan và Thép để tạo ra một lớp phủ màu sắc sáng bóng như mạ vàng truyền thống. Đặc biệt là chiếc đồng hồ mạ vàng PVD có khả năng ma sát tốt, hạn chế trầy xước hay ăn mòn khi tiếp xúc trong môi trường bụi bẩn, mồ hôi,...
- Tính thẩm mỹ cao: Đồng hồ mạ PVD được mạ lớp phủ màu vàng bóng mịn tuyệt đẹp, mang lại tính thẩm mỹ cao với vẻ sang trọng và đang cấp cho chiếc đồng hồ.
- Thân thiện môi trường: Vì không để lại lượng hóa chất thừa và không tạo ra chất độc hại, công nghệ mạ PVD được biết đến là công nghệ sạch, an toàn và thân thiện với môi trường hơn các kỹ thuật mạ truyền thống.
> Tham khảo bài viết: Đồng hồ mạ vàng là gì? Cách nhận biết đồng hồ mạ vàng
Công nghệ mạ PVD giúp tạo ra lớp phủ có độ cứng cao
2.2. Nhược điểm của đồng hồ mạ vàng PVD
- Giá thành khá cao: Trong cùng phân khúc đồng hồ với các chất liệu như thép không gỉ, nhựa hay dây da,... thì mức giá để sở hữu chiếc đồng hồ mạ vàng PVD sẽ dao động từ 4.000.000 - 13.000.000 đồng tùy từng thương hiệu.
- Không thể đánh bóng : Lớp mạ PVD rất mỏng và chỉ có độ bền cao trên lớp vỏ đồng hồ mà thôi. Do đó, việc đánh bóng chiếc đồng hồ mạ vàng PVD sẽ khiến cho lớp sơn phủ bên ngoài bong chóc và mất đi tính thẩm mỹ. Thay vào đó, người dùng có thể tham khảo thêm cách bảo quản đồng hồ mạ vàng bền đẹp.
- Bị phai màu: Công nghệ mạ PVD không bị bong tróc. Tuy nhiên, độ sáng bóng của lớp phủ sẽ bị phai màu trong quá trình sử dụng và không thể đánh bóng như mới ban đầu.
3. Cách bảo quản đồng hồ mạ vàng PVD như mới
Để đảm bảo lớp phủ PVD trên đồng hồ của bạn luôn sáng đẹp và bền, hãy tuân thủ các bước sau:
Trước khi cất đồng hồ, nhẹ nhàng lau bề mặt bằng miếng bông mịn để loại bỏ bụi và mồ hôi. Điều này giúp đồng hồ luôn sáng bóng. Đặt một miếng bông ngay cạnh đồng hồ khi không sử dụng.
Sau khoảng 3-4 tuần, sử dụng miếng bông mềm thấm nước ấm để lau đồng hồ, đảm bảo không có bụi bẩn hay mồ hôi bám vào lớp mạ.
> Tìm hiểu ngay 4 Mẹo phân biệt đồng hồ thật giả áp dụng cho mọi thương hiệu
4. Các dòng đồng hồ mạ vàng nổi bật nhất hiện nay
4.1 Casio MTP
Casio, một thương hiệu quen thuộc tại Việt Nam, nổi tiếng với nhiều sản phẩm: máy ảnh,đồ điện tử,... đặc biệt là đồng hồ đeo tay. Mặc dù thuộc phân khúc bình dân, nhưng đồng hồ Casio vẫn có chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Thương hiệu này cung cấp đa dạng mẫu đồng hồ, từ các dòng đồng hồ thể thao như G-Shock, Baby-G cho đến các mẫu cổ điển với cỗ máy thời gian điện tử, đồng hồ mạ vàng. Dòng Casio MTP dành cho nam giới mang vẻ ngoài thanh lịch và cổ điển. Đồng hồ Casio cũng đa dạng với nhiều loại dây đeo như dây da, dây kim loại, đặc biệt là các mẫu công nghệ mạ PVD.
> Tham khảo ngay bài viết: Đồng hồ Casio ở nước nào?
Đồng hồ mạ PVD ở các chi tiết mặt số Casio MTP
4.2 Tissot Le Locle
Đồng hồ Tissot Le Locle Powermatic 80 nổi tiếng với khả năng trữ cót lên đến 80 giờ, ghi dấu ấn mạnh mẽ với người yêu đồng hồ trên toàn cầu. Họa tiết Guilloche, đòi hỏi độ tỉ mỉ cao và quy trình gia công khó khăn, chỉ xuất hiện trên các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ, và Tissot là một trong số đó.
Với bộ cọc số La Mã, núm vặn và kim chỉ giờ, Tissot Le Locle mang vẻ ngoài cổ điển, đậm chất hoài niệm và vẫn giữ được sự sang trọng. Chiếc đồng hồ này đã trả lời cho câu hỏi mạ PVD là gì và làm được gì bằng sự xa hoa và sang trọng cho đồng hồ.
> Xem thêm Giá đồng hồ vàng 18k nữ?
Mẫu đồng hồ TISSOT LE LOCLE
4.3 Orient SK
Orient SK Vietnam Special Edition là một phiên bản độc đáo trong bộ sưu tập của Orient Japan, tạo nên dấu ấn kiêu hãnh đặc biệt cho người yêu mến Việt Nam. Sự kết hợp giữa giá trị thiêng liêng của thời gian và thiết kế thời thượng đã giúp Orient SK trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu này.
Mặt đồng hồ được trang trí bằng một ngôi sao ở chỉ số giờ 12 và có sự thay đổi màu sắc từ trung tâm đến các cọc số xung quanh, bao gồm các phiên bản đỏ sâm panh, vàng và xanh. Dây đeo mạ vàng với phong cách Oyster cho vẻ đẹp đẳng cấp, hoành tráng.
> Xem thêm: Đồng hồ Orient có tốt không? Có nên mua không?
Mẫu đồng hồ Orient SK
4.4 DW PETITE
Daniel Wellington (DW), một thương hiệu nhỏ nhưng mạnh mẽ, đã từng sinh ra vào năm 2011, nhưng đã khiến các đối thủ phải cẩn trọng. Với phong cách thanh lịch, thời trang, đơn giản và hiện đại, đồng hồ DW dễ dàng được thị trường Việt Nam chấp nhận, đặc biệt là với các bạn trẻ như dân học sinh, văn phòng, sinh viên...
Dây đồng hồ của DW thường là dây kim loại lưới, được mạ PVD, tạo nên một giao diện trẻ trung, thời trang và thanh lịch. Bạn có thể kết hợp đồng hồ DW với nhiều trang phục khác nhau, từ công việc văn phòng, buổi hẹn hò sang trọng, cho đến việc ngồi cà phê làm việc,…
> Đọc thêm: Mua đồng hồ Daniel Wellington chính hãng ở đâu
Mẫu đồng hồ DW PETITE
4.5 Tissot NỮ
Tissot, một thương hiệu đồng hồ danh tiếng từ Thụy Sỹ. Nhưng vẫn nằm trong phân khúc giá trung bình, dễ được thị trường Việt Nam chấp nhận và yêu thích. Các mẫu đồng hồ Tissot nữ mạ PVD thường thiết kế với nhiều kiểu dáng mặt số như vuông, tròn và oval độc đáo.
Bạn có thể thưởng thức giai điệu cổ điển mà Tissot mang lại qua từng chiếc đồng hồ đặc biệt. Mỗi sản phẩm đều có một tâm hồn riêng, chờ đợi người khám phá.
> Xem thêm: TOP 10 mẫu đồng hồ Tissot nữ có thiết kế sang trọng cho các nàng
Mẫu đồng hồ TISSOT nữ
5. Ứng dụng của công nghệ mạ PVD
Công nghệ mạ PVD đã tìm thấy ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, bao gồm:
Ngành sản xuất đồng hồ: được các thương hiệu nổi tiếng sử dụng để tăng độ bền cho những chiếc đồng hồ với lớp phủ lâu phai và chống bong chóc, cũng như đa dạng về màu sắc trong thiết kế.
Ngành công nghiệp ô tô: lớp mạ PVD siêu mỏng giúp giảm ma sát, từ đó tối ưu hóa hiệu quả động cơ và tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao. Ngoài ra, mạ PVD có khả năng chống gỉ sét, ăn mòn và chịu mài mòn cao giúp tăng tuổi thọ cho thiết bị xe hơi, xe moto.
Y tế: Sử dụng trong các thiết bị y tế để đảm bảo tính an toàn và khả năng chống ăn mòn.
Lĩnh vực hàng không: Bảo vệ các bộ phận máy bay khỏi sự ăn mòn và mài mòn.
Điện tử và viễn thông: Cải thiện hiệu suất và độ bền cho thiết bị điện tử.
Ngành trang trí nội thất: Màu sắc đa dạng và hiện đại đem đến vẻ đẹp tinh tế, thu hút cho mọi không gian. Bên cạnh đó, lớp phủ mạ PVD giúp việc vệ sinh nội thất trở nên đơn giản với khả năng bảo vệ bề mặt chống ăn mòn, gỉ set.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về khái niệm mạ PVD là gì? Cách bảo quản đồng hồ mạ vàng PVD bền đẹp tại nhà. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía bên dưới cho Tân Tân Watch biết nhé!
Đọc thêm:
- Ưu Nhược Điểm 5 Vật Liệu Thông Dụng Cho Vỏ Đồng Hồ Mà Người Dùng Cần Nắm
- Thông Tin Thú Vị Về Độ Dày Đồng Hồ Và Lưu Ý Khi Chọn Độ Dày Của Đồng Hồ
- Case đồng hồ là gì? Chọn case sao cho phù hợp
- Tìm hiểu Sapphire Crystal là gì? Đặc điểm, phân biệt các loại kính sapphire
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm