Tìm Hiểu Về Tập Đoàn Citizen - Tập Đoàn Citizen Lớn Đến Mức Nào?
Khi nói về đồng hồ Nhật Bản, chúng ta sẽ không thể không nhắc đến môt tên tuổi thương hiệu rất đình đám – đồng hồ Citizen đến từ Tập Đoàn Citizen. Bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng xứ hoa anh đào khác như Seiko và Casio, Citizen là một trong những thương hiệu đồng hồ dẫn đầu về danh tiếng lẫn chất lượng kĩ thuật và công nghệ cao cấp nhất của toàn ngành đồng hồ Nhật Bản.
Với hơn 100 năm hình thành và phát triển, chỉ từ một Viện nghiên cứu đồng hồ nhỏ tại Tokyo, từ năm 1918 đến nay, Citizen đã trở thành một siêu tập đoàn đồng hồ quốc tế hùng mạnh – là nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất Thế giới, cùng với việc sở hữu rất nhiều các nhà sản xuất và các thương hiêu đồng hồ nổi tiếng và lâu đời khác như Bulova, Wittnauer, Alpina, Arnold & Son ...
Sơ lược lịch sử đồng hồ Citizen
Qua 100 năm lịch sử phát triển, bằng chính sự tự nỗ lực của mình, Citizen đã tạo ra rất nhiều thành tích đáng nể cho ngành đồng hồ, khiến nhiều thương hiệu đồng hồ khác phải "ngả mũ" thán phục. Có thể miêu tả tóm gọn về lịch sử hãng đồng hồ Citizen bằng những tính từ sau: "Sáng tạo, tự lực và đầy bản lĩnh".
Thời kì từ năm 1918 – 1930: Khởi đầu là Viện nghiên cứu đồng hồ
Vào năm 1918, với nhu cầu sử dụng đồng hồ tăng cao từ Thế chiến I, một người thợ kim hoàn ở Tokyo có tên là Kamekichi Yamazaki, đã thành lập Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha ở Tokyo, với mục đích chế tạo ra đồng hồ Made in Japan có chất lượng tuyệt hảo từ đồng hồ Thụy Sĩ với mức giá phải chăng cho người Nhật.
Người sáng lập thương hiệu Citizen, Kamekichi Yamazaki
Đến năm 1924, Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha đã sản xuất thành công loại đồng hồ bỏ túi cao cấp đầu tiên của mình mang tên Citizen và được tin dùng bởi Hoàng Đế Nhật Bản Showa Tenno.
Chiếc đồng hồ Citizen bỏ túi của Hoàng đế Nhật Showa Tenno
Tuy nhiên thời gian này Viện nghiên cứu đồng hồ Shokosha chi tập trung vào nghiên cứu đồng hồ nên vẫn còn phát triển khá chậm. Chỉ cho đến năm 30, khi Shokosha chuyển mình thành công ty đồng hồ và đổi tên là Citizen thì thương hiệu này mới bắt đầu tăng tốc phát triển.
Thời kì từ năm 1930 – 1970: Thời kì công ty đồng hồ Citizen hóa rồng và vươn mình ra toàn cầu
Vào năm 1930, Viện Nghiên Cứu Shokosha mở rộng kinh doanh, trở thành một công ty đồng hồ với tên quốc tế CITIZEN Watch Co. Ltd. Cái tên Citizen được bắt nguồn do Thị trưởng của thành phố Tokyo, là bạn thân của người sáng lập Viện nghiên cứu Shokosha, ông Shimpei Goto đặt tên cho. Ý nghĩa của từ Citizen trong tiếng anh là "người công dân". Với mong muốn đồng hồ sẽ không còn là mặt hàng xa xỉ, chỉ dành cho giới thượng lưu nữa mà sẽ phổ biến rộng rãi đến với cả người dân ở mọi miền toàn thế giới. Một năm sau, Citizen chế tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của mình hoạt động bằng máy cơ lên cót tay.
Đồng hồ cơ đeo tay đầu tiên của Citizen
Cho tới năm 1936, CITIZEN mở thêm nhà máy sản xuất Tanashi ở Tokyo, với khả năng sản xuất tăng cao, Citizen bắt đầu xuất khẩu đồng hồ tới khu vực Đông Nam Á và vùng Nam Thái Bình Dương. Năm 1940, Citizen mở một nhà máy sản xuất tại vùng ngoại ô cách Tokyo 200 km, tới thời gian này, công ty Citizen đã có thể tự sản xuất những mẫu đồng hồ cơ Chronometer cũng như những mẫu đồng hồ cơ được tích hợp các cơ chế chức năng phức tạp, làm nền tảng để sản xuất những mẫu đồng hồ quân sự phục vụ cho quân đội Nhật Bản sau này. Năm 1946, Eiichi Yamada trở thành Chủ tịch công ty đồng hồ Citizen khi mới 38 tuổi và giữ chức vụ này trong suốt 35 năm, được biết đến như là giai đoạn Đế chế Yamada bởi trong giai đoạn này thương hiệu Citizen đã phát triển rất mạnh. Năm 1949, Eiichi Yamada đã thành lập thêm môt công ty con mang tên Công ty thương mại Citizen chuyên lĩnh vực kinh doanh và marketing tầm quốc tế, tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá tên tuổi thương hiệu rông rãi ra toàn cầu. Trong suốt thập niên 50, chất lượng đồng hồ thương hiêu Citizen ngày càng được hoàn thiên và nâng cao, với sự ra đời của hàng loạt các mẫu đồng hồ không những tạo cơn sốt trong thị trường đồng hồ Nhật Bản mà còn gây tiếng vang lớn đến toàn Thế giới, ví dụ nôi bật nhất như: _ Năm 1952, Citizen giới thiêu mẫu đồng hồ đeo tay có hiển thị lịch đầu tiên của Nhật Bản.
Đồng hồ hiển thị lịch đầu tiên cùa Nhật Bản
_ Năm 1956, Citizen cho ra mắt mẫu đồng hồ cơ có hê thống chống lực sốc đầu tiên với tên gọi Citizen Parashock.
Mẫu đồng hồ cơ có hê thống chống lực sốc đầu tiên với tên gọi Citizen Parashock
_ Năm 1958, Citizen cho ra mắt dòng đồng hồ đeo tay có chuông báo thức đầu tiên của Nhât Bản mang tên Citizen Alarm. Cũng trong năm này, Citizen bắt đầu xuất khẩu đồng hồ cho môt trong những thị trường đồng hồ lớn nhất Thế giới là Trung Quốc.
Citizen Alarm - Đồng hồ đeo tay có chuông báo thức đầu tiên của Nhât Bản
_ Năm 1959, Citizen giới thiệu dòng đồng hồ đeo tay chống nước đầu tiên của Nhật Bản, Citizen Parawater.
Đồng hồ đeo tay chống nước đầu tiên của Nhật Bản - Citizen Parawater
Trong thập niên 60, Citizen bắt đầu chuyển hướng chú ý sang những mẫu đồng hồ hoạt động bằng năng lượng điện. Năm 1960, Citizen hợp tác với thương hiệu đồng hồ số một tại Mỹ lúc bấy giờ là Bulova, với vai trò là nhà cung cấp các bô phận đồng hồ cho bộ sưu tập Caravelle của Bulova. Năm 1964, Citizen tách ra một bộ phận trong công ty và thành lập công ty con có tên gọi Japan CBM Corporation chuyên sản xuất đồng hồ điện từ Q&Q với các vật dụng điên từ gia dụng khác có mức giá cả rất phải chăng Từ việc hợp tác với Bulova từ những năm 1960, Citizen đã dần dần học hỏi được công nghê điên từ cực kì tiên tiến thời bấy giờ của Bulova, công nghệ Accutron. Năm 1966, Citizen đã xây dựng viện nghiên cứu và phát triển dòng đồng hồ điện từ đầu tiên mang tên Citizen X8 Cosmotron Transistorized.
Đồng hồ điện từ Citizen X8 Cosmotron Transistorized
Cho đến năm 1971, Citizen đã hoàn thiện chế tác đồng hồ điện từ đầu tiên mang tên Citizen Tuning Fork Hisonic, mở đường cho sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu Nhật Bản này với các mẫu đồng hồ công nghệ hiện đại từ thập niên 70 trở đi.
Đồng hồ điện từ Citizen Tuning Fork Hisonic
Thời kì từ năm 1970 – hiện tại: Trở thành nhà tiên phong về công nghệ và dần dần thôn tính thị trường đồng hồ quốc tế.
Năm 1970, Citizen đã cho ra mắt đồng hồ có loại máy X-8 được đặt trong vỏ bằng Titanium. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên trên thế giới có vỏ làm bằng chất liệu Titanium, biến Citizen thành công ty đi đầu trong việc sử dụng kim loại bền, nhẹ vào sản xuất đồng hồ và trở thành nhà sản xuất đồng hồ Titanium lớn nhất và tốt nhất thế giới với công nghệ phủ siêu cứng Duratect α giúp gia tăng độ cứng của Titanium lên gấp 5 lần thép. Chiếc đồng hồ điện tử kỹ thuật số đầu tiên Quartz Crystron LC xuất hiện vào năm 1974. Đây là chiếc đồng hồ đầu tiên sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) của Nhật Bản có để hiển thị thứ, ngày và giờ.
Đồng hồ đầu tiên của Nhật Bản sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) - Citizen Quartz Crystron LC
Trong 11 năm tiếp theo, từ 1975 tới 1985, Citizen thường xuyên giới thiệu những mẫu đồng hồ có công nghệ đột phá, đi trước thời đại đến hơn ba thập kỉ với những sáng chế mang tính xu hướng cho tương lai. Giai đoạn này càng củng cố thêm vị trí của CITIZEN như một công ty sản xuất đồng hồ với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Năm 1975, chỉ sáu năm sau khi Seiko sản xuất đồng hồ pin (quartz) đầu tiên của Thế giới, Citizen cho ra mắt chiếc đồng hồ pin chính xác nhất Thế giới cho đến thời điểm hiện tại , Citizen Chrystron 4 Mega, với độ sai lệch thời gian chỉ khoảng +-3 giây/năm.
Đồng hồ pin chính xác nhất Thế giới cho đến thời điểm hiện tại , Citizen Chrystron 4 Mega, với độ sai lệch thời gian chỉ khoảng +-3 giây/năm
Năm 1976, Citizen tung ra đồng hồ Crystron Solar Cell, là đồng hồ hiển thị kim dùng năng lượng mặt trời hoàn thiện đầu tiên trên thế giới độ sai lệch dưới 15 giây/tháng.
Đồng hồ Crystron Solar Cell, là đồng hồ hiển thị kim dùng năng lượng mặt trời hoàn thiện đầu tiên trên thế giới và là tiền thân của những mẫu đồng hồ Eco-Drive sau này
Năm 1978, Citizen tham gia vào “cuộc chiến đồng hồ mỏng” và giành chiến thắng với mẫu đồng hồ Citizen Exceed Gold, còn được biết đến Citizen Quartz 790. Đồng hồ này sở hữu máy đồng hồ đầu pin tiên trên thế giới có độ dầy chỉ 0.98mm.
Đồng hồ pin siêu mòng - Citizen Exceed Gold
Năm 1980, Citizen đã lật đổ các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ trở thành nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất Thế giới với số lượng đồng hồ sản xuất vượt qua mọi công ty đồng hồ toàn cầu. Năm 1981, Citizen cho ra mắt mẫu đồng hồ lặn có khả năng chịu nước tốt nhất thời bấy giờ lên đến 1300 bar, đồng hồ Citizen Professional Diver 1300 bar
Đồng hồ Citizen Professional Diver 1300 bar
Năm 1985, CITIZEN đã giới thiệu mẫu đầu tiên của dòng đồng hồ lặn nổi tiếng Aqualand - có khả năng đo độ sâu khi lặn. Cuối thập kỷ 80, CITIZEN giới thiệu mẫu đồng hồ Altichron, chiếc đồng hồ leo núi đầu tiên trên thế giới có cảm biến đo độ cao. Năm 1986, Citizen trở thành nhà sản xuất các bộ phận đồng hồ lớn nhất Thế giới. Sau đó, Citizen tiếp tục xác lập thêm những kỷ lục mới về số lượng đồng hồ được sản xuất. Hãng đã trở thành công ty đồng hồ sản xuất đồng hồ đầu tiên vượt qua mốc 100 triệu đơn vị vào năm 1988, 200 triệu đơn vị vào năm 1993 và 300 triệu đơn vị vào năm 1997. Năm 1995, Citizen giới thiệu đồng hồ Eco-Drive, sản phẩm quan trọng và thành công nhất của hãng từ trước tới nay. Từ dòng máy Eco-Drive này, hãng Citizen gần như thống lĩnh thị trường đồng hồ ánh sáng Thế giới với những kỉ lục về công suất, thiết kế bộ máy cũng như 80% số lượng đồng hồ Citizen sản xuất là dòng Eco-Drive.
Đồng Hồ Citizen Eco-Drive EM0666-89D Nữ
Từ năm 2000 trở đi, Citizen dần dần mua lại rất nhiều các nhà sản xuất cũng như những thương hiệu đồng hồ lâu đời và nổi tiếng khác. Năm 2008, Citizen đã mua lại thương hiệu đồng hồ rất được ưa chuộng tại Mỹ, Công ty Đồng hồ Bulova (được báo cáo là 250 triệu đô la), và Citizen trở thành một trong những Tập đoàn đồng hồ hùng mạnh nhất Thế giới. Bốn năm sau, vào năm 2012, Citizen đã mua Prothor, công ty cổ phần của các nhà sản xuất và thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ như La Joux-Perret, Prototec và Arnold & Son. La Joux-Perret là một công ty sản xuất và phân phối bô máy cơ tự động cao cấp (với các tập khách hàng nổi tiếng trong giới đồng hồ như Hublot, Panerai, Tag Heuer,…); Prototec là một nhà sản xuất linh kiện và phụ tùng, và Arnold & Son cũng là thương hiệu đồng hồ xa xỉ rất nổi tiếng của Thụy Sĩ. Thỏa thuận này được báo cáo trị giá 64 triệu CHF. Vào năm 2015, Arnold & Son đã hồi sinh thương hiệu Angelus, và Angelus cũng nằm dưới mái nhà của Tập đoàn Citizen. Năm 2016, Tập đoàn Citizen đã mua lại Tập đoàn đồng hồ Frederique Constant của Thụy Sĩ, bao gồm cả thương hiệu như Frederique Constant, Alpina và Ateliers de Monaco.
Tập đoàn đồng hồ Citizen – nhà sản xuất đồng hồ lớn nhất Thế giới kể từ năm 1980
Citizen là một trong số rất ít thương hiệu có thể tự sản xuất mọi bộ phận cho đồng hồ.
Rất nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng thế giới chỉ chuyên về sản xuất về một bô phận đồng hồ, còn các bộ phận còn lại phải nhập từ những nhà sản xuất khác. Nhưng với Citizen, tất cả mọi bộ phận đồng hồ đều được làm từ nhà máy của thương hiệu Citizen, từ bộ máy đến vỏ ngoài, từ khâu khai thác vật liệu cho đến khi hoàn thành sản phẩm đều do Citizen thực hiện.
Ngoài bô máy đồng hồ, các bộ phận khác của đồng hồ như dây da, Titanium, thép, kính sapphire, xà xừ, kim cương, vàng,… đều do Citizen sản xuất theo tiêu chuẩn riêng.
Thậm chí những cỗ máy dùng để sản xuất đồng hồ cũng do thương hiệu Nhật Bản này chế tạo nên.
Ngoài sản xuất đồng hồ, Citizen còn sản xuất những đồ dùng gia dụng bằng điện và đồ mỹ nghệ khác như máy tính, máy in, tivi cầm tay, nồi cơm điện, bộ phận xe hơi, vật trang sức đá qúi, v.v…
Sơ lược về các nhà sản xuất và các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng mà Tập đoàn Citizen đang sở hữu
Bulova Là một thương hiêu đồng hồ Mỹ có tuổi đời đã 140 năm, lâu hơn cả hãng Citizen, lịch sử hãng đồng hồ Bulova đã có rất nhiều những đóng góp to lớn cho ngành đồng hồ, với hơn 50 bằng sáng chế quốc tế và luôn là nhà tiên phong, luôn gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước có nền kinh tế số môt Thế giới. Bulova được thành lập tại New York năm 1875, cho đến năm 1912, Bulova bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất đồng hồ tại Thụy Sĩ, và tù năm 1926 trỏ đi mỗi chiếc đồng hồ Bulova sản xuất đều mang chuân chất lượng Thụy Sĩ. Từ thập niên 20 – 50, danh tiếng của đồng hồ Bulova vói chất lượng Thụy Sĩ đã tạo nên một cơn sốt trên khắp nước Mỹ, thậm chí câu nói “US in Bulova times – Nước Mỹ đang trong kỷ nguyên của Bulova” đã trở thành câu cửa miệng được truyền tai nhau ở mọi nơi thời bấy giờ. Những chiếc đồng hồ đeo tay Bulova với chuẩn Thụy Sĩ đã trở thành xu hướng mới được cả nước Mỹ ca tụng trong thời kì đó, bất kỳ ai cũng mong muốn được sở hữu cho mình một chiếc vì chúng có giá trị đắt đỏ và vô cùng xa xỉ. Sau khi chiến tranh Thế chiến 2 kết thúc, Bulova cho xây dựng ngôi trường Joseph Bulova School of Watchmaking – ngôi trường để giúp các cựu chiến binh khuyết tật học kỹ năng chế tạo đồng hồ.
Trường Joseph Bulova School of Watchmaking – ngôi trường để giúp các cựu chiến binh khuyết tật học kỹ năng chế tạo đồng hồ
Toàn bộ học viên đều được đảm bảo việc làm sau khi ra trường. Hành động của Bulova đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng người Mỹ lúc bấy giờ. Phát minh công nghệ đồng hồ của Bulova nổi tiếng phải kể đến dòng công nghệ điện từ Accutron.
Đồng Hồ Bulova Accutron II 98B216 Nam Lịch Ngày Dây Kim Loại 42mm
Bulova Accutron ngay khi ra mắt đã được xem là một kì tích, một sự thay đổi và phát triển vượt bậc của ngành chế tác đồng hồ qua 300 năm lịch sử. Với chất lượng vượt trội, đồng hồ Bulova Accutron được tin dùng bởi CIA, FBI, Lực lượng không quân số một Air Force One và Cơ quan hàng không NASA, cũng như được lựa chọn để chôn dưới lòng đất của Hội chợ thương mại Thế giới New York World Fair trong khoảng thời gian 5000 năm, để lưu giữ nó cho các thế hệ tương lai như một ví dụ về một trong 44 nghiên cứu sáng tạo nhất được phát minh trong hai thập kỷ rưỡi qua. Ngoài ra, Bulova Accutron cũng chính là nhà tiên phong tạo tiền đề cho các dòng đồng hồ công nghệ hiện đại sau này phát triển. Đến năm 2008, Bulova được điều hành bởi Citizen, nhưng không phải vì thế mà cái tên Bulova biến mất. Với tinh thần sản phẩm chất lượng tuyệt hao với mức giá phải chăng tại Mỹ được giữ lại trên những chiếc đồng hồ mang đúng tên thương hiệu, Bulova vẫn tiếp tục chiếm giữ tình cảm yêu mến và niềm tin tưởng tuyệt đối của người dân Mỹ. Hằng năm Bulova cũng có “Ngày Bulova”, ngày 4 -10 – sự kiện này được thị trưởng thành phố New York, Rudolph Giuliani tuyên bố vào năm 2000, nhân kỉ niệm 125 năm ngày ra đời của thương hiệu đồng hồ này. Nhà sản xuất La Joux-Perret La Joux-Perret là nhà sản xuất các bộ phận máy và mô-đun máy cơ cao cấp cho đồng hồ, bao gồm nhũng bộ máy cơ tích hợp những chức năng cao cấp nhất như lịch vạn niên, moonphase, kì thiên văn, tourbillons. Các khách hàng nổi tiếng của nhà sản xuất này bao gồm những thương hiệu đồng hồ xa xỉ như Hublot, Panerai, Tag Heuer,… La Joux-Perret ban đầu được thành lập với tên Jaquet S.A vào cuối thế kỷ 20 tại La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ. Sau này Jaquet S.A được đổi tên thành La Joux-Perret vào khoảng năm 2004, khi nhà san xuất này được đặt dưới sự bảo trợ của Công ty cô phần Prothor. Năm 2012, Citizen đã mua lại công ty Prothor, cũng như sở hữu lại cả nhà sản xuất thành La Joux-Perret. Những mẫu đồng hồ Citizen Campanola đều sử dụng cỗ máy cơ cao cấp của La Joux-Perret
Tất cả đồng hồ Citizen Campanola đều sử dụng cỗ máy cơ cao cấp của La Joux-Perret
Arnold & Son Là thương hiệu có nguồn gốc lâu đời nhất mà Citizen đang sở hữu, Arnold & Son có nguồn gốc từ năm 1764, khi nhà chế tác đồng hồ người Anh John Arnold đã tạo ra một số đồng hồ sáng tạo bậc nhất thời bấy giờ để tặng cho Vua George III. Ngoài ra, John Arnold còn được biết đến với kĩ năng đáng kinh ngạc của mình trong việc chế tác đồng hồ chronometer trong thế kỷ 18. Ông cũng nhận được bằng sáng chế về bộ phận chốt hãm bánh cân bằng và dây cót xoắn ốc.
Thương hiệu đã được tái sinh vào năm 1995. Chuyên chế tạo ra những chiếc đồng hồ cổ điển cao, thanh lịch, có kỹ thuật cao về kiến trúc và thiết kế. Các phiên bản đồng hồ Arnold & Son đều được sản xuất với số lượng giới hạn, bao gồm các mẫu đồng hồ cơ với các chức năng khác thường như giờ lang thang, kim giây cơ nhảy nấc, moonphase bắc nam, tourbillon,v.v...
Angelus Angelus thành lập năm 1891 với tên Stolz Freres SA, ngày nay thương hiệu Angelus chỉ là mảnh lắp ghép của ngày xưa khi thương hiệu này là một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng thạch anh. Năm 2015, La Joux-Perret đã hồi sinh lại thương hiệu này bằng chiếc đồng hồ U10 Tourbillon Lumiere cực kỳ phức tạp mà La Joux-Perret đã mất bốn năm nghiên cứu.
Ngày nay, thương hiệu Angelus là môt thương hiệu nhỏ tập trung vào những chiếc đồng hồ cơ mang chất haute horlogerie với kỹ thuật cực cao. Frederique Constant Được gầy dựng bởi đôi vợ chồng Peter và Aletta Bax Stas có sở thích đặc biệt về đồng hồ vào năm 1988, thương hiệu Frédérique Constant của Thụy Sĩ đã phát triển với mục tiêu cung cấp những mẫu đồng hồ có chất lượng hàng đầu với mức giá thực tế. Frédérique Constant đã tự sản xuất được những chiếc đồng hồ cơ tự động đầu tiên vào năm 1992, và từ đó đến nay, đã có thể tự tạo ra mọi thứ từ đồng hồ ba tay, cho đến hiển thị lịch và thậm chí cả cơ chế phức tạp như tourbillons.
Với tuổi đời thương hiệu còn rất trẻ đối với ngành đồng hồ nhưng đã trở nên nổi tiếng và được bán trên khắp thế giới, thương hiệu mới 30 tuổi này đã thực sự cung cấp được giá trị chất lượng với mức giá hợp lý và đã nhận giải thưởng Passion (Đam mê) để tôn vinh cho tinh thần khởi nghiệp xuất sắc. Alpina Alpina được thành lập vào năm 1883 để chuyên chế tạo những mẫu đồng hồ thể thao có chất lượng tốt. Đến đầu năm 1900, thương hiệu này đã giành được rất nhiều giải thưởng cho khả năng chế tạo đồng hồ. Sau đó, Alpina đã trở thành nhà sản xuất và cung cấp đồng hồ cho các phi công trong Thế chiến I và một lần nữa trong Thế chiến II.
Thật không may, thương hiệu này cùng nhiều thương hiệu khác của Thụy Sĩ đã không thể vượt qua cuộc khủng hoảng thạch anh trong thập niên 70 và phải tuyên bố phá sản. Cho tới năm 2002, Alpina đã được hồi sinh và giới thiệu trở lại bởi người sáng lập Frédérique Constant, Peter Stas. Thương hiệu Alpina được dành riêng để tạo ra đồng hồ thể thao bao gồm đồng hồ lặn, đồng hồ leo núi và đồng hồ phi công. Thương hiệu này cũng có một nhóm người là những nhà thám hiểm chuyên nghiệp tài trợ với tên gọi là Alpinists. Ateliers de Monaco Là thương hiệu chỉ mới hơn 10 tuổi, Ateliers de Monaco được đồng sáng lập bởi người sáng lập Frédérique Constant, Peter Stas cùng với hai nghệ nhân làm đồng hồ tầm cỡ là Pim Koeslag và Robert van Pappelendam. Ateliers de Monaco tập trung vào các phát minh, cải tiến cho các chức năng bộ máy cơ học ở đẳng cấp cao, bao gồm lịch vạn niên, tourbillons và bộ điểm chuông.
Ateliers de Monaco tự tạo ra các cỗ máy cơ mang phong cách riêng, và đã thu được bốn bằng sáng chế. Tất cả các mẫu máy đều là dạng in-house độc quyền, và những mẫu mã đồng hồ thương hiệu này đều là phiên bản có giới hạn, được đánh số thú tự lên mặt số, vỏ hoặc đáy của đồng hồ. Ngoài ra, tất cả những chiếc đồng hồ Ateliers de Monaco đều đạt chuẩn và mang chứng nhận chất lượng Hallmark of Geneva danh giá.
Xem thêm:
CHỨC NĂNG MOONPHASE LÀ GÌ - ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG MOONPHASE ĐỂ LÀM GÌ
10 CHIẾC ĐỒNG HỒ LÀM NÊN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI QUA THỜI GIAN
BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ JOSEPH BULOVA – DI SẢN ĐỒ SỘ VỀ TUYỆT TÁC ART DECO CỦA HÃNG BULOVA
NÊN MUA ĐỒNG HỒ CƠ HAY PIN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI DÒNG LÀ GÌ
TẠI SAO BẠN KHÔNG NÊN ĐEO ĐỒNG HỒ ĐI TẮM – KỂ CẢ ĐỒNG HỒ LẶN VÀ SMARTWATCH
REVIEW ĐỒNG HỒ CASIO EDIFICE EQS-500DB-1A2DR - ĐỒNG HỒ ĐA CHỨC NĂNG TRONG TẦM GIÁ TỐT
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ CƠ ĐÚNG CÁCH
KHÁM PHÁ DÒNG ĐỒNG HỒ KHÁNG TỪ TRƯỜNG TỐT NHẤT THẾ GIỚI – ĐỒNG HỒ OMEGA GLOBEMASTER
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm