10 Chiếc Đồng Hồ Làm Nên Lịch Sử Thế Giới Hiện Đại Qua Thời Gian
Thời gian là thứ tài sản quý báu nhất mà tự nhiên đã ban tặng cho con người, bởi thời gian dù là thứ vô hình nhưng con người vẫn hoàn toàn có thể làm chủ được. Từ việc làm chủ được thời gian, con người sẽ làm chủ được vận mệnh, làm chủ được cuộc sống. Ai ai cũng đều có thời gian riêng, người nào sử dụng tốt thời gian, người đó sẽ đạt được nhiều thành tựu quí giá trong cuộc sống Và công cụ mà chúng ta dùng để chế ngự và quản lý thời gian hiệu quả nhất chính là chiếc đồng hồ.
Đồng Hồ Citizen Eco-Drive World-Time BX1001-89E
Từ thuở xa xưa, con người luôn tìm mọi cách để làm chủ thời gian, họ sáng tạo ra rất nhiều cách thức để ghi nhận thời gian; và trải qua nhiều thế kỉ, con người đã sáng tạo ra đồng hồ. Có thể nói đồng hồ là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người, từ phát minh công cụ đo thời gian hiệu quả này mà con người đã sử dụng thời gian một cách hiệu quả và đã đạt được rất nhiều thành tựu vượt bậc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như làm thay đổi, nâng cao tiến trình phát triển của nhân loại. Sau đây Tân Tân sẽ liệt kê ra 10 chiếc đồng hồ tiêu biểu nhất đã giúp con người làm nên lịch sử thế giới hiện đại ngày nay
H4 Marine Chronometer
Chiếc đồng hồ đầu tiên mà chúng ta phải kể đến là đồng hồ H4 Marine Chronometer, chiếc đồng hồ Chronometer đầu tiên của Thế Giới và là tiền thân của các mẫu đồng hồ Chonometer sau này.
> Xem thêm: Chronometer là gì? Chọn đồng hồ tiêu chuẩn Thuỵ Sỹ
Đồng hồ H4 Marine Chronometer
đồng hồ H4 Marine Chronometer là Chiếc đồng hồ đầu tiên dùng cho ngành hàng hải, được sáng chế bởi John Harrison, một thợ mộc kiêm thợ sửa đồng hồ tự học người Anh.
> Xem thêm Top 10 chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới 2024
John Harrison (1693 - 1776)
Đồng thời, H4 Marine Chronometer cũng được xem là chiếc đồng hồ đã giúp Đế quốc Anh trở thành cường quốc ngành hàng hải, cũng như trở thành Đế quốc có lãnh thổ thuộc địa lớn nhất Thế giới thế kỉ 18, với tổng lãnh thổ chiếm khoảng ¼ Thế giới, là vì nhờ chiếc đồng hồ H4 Marine Chronometer này mà ngành hàng hải Anh có thể xác định đúng vị trí kinh độ để di chuyển chính xác qua các nơi trên biển.
Đế quốc Anh có lãnh thổ thuộc địa lớn nhất Thế giới thế kỉ 18, với tổng lãnh thổ chiếm khoảng ¼ Thế giới
Trước khi đồng hồ H4 ra đời, việc xác định vị trí khi đi tàu biển là công việc vô cùng khó khăn. Việc xác định vị trí Đông Tây dựa theo kinh độ của một con tàu là rất cần thiết khi tiếp cận đất liền. Có nhiều ý tưởng đã được đề xuất nhằm xác định kinh độ trong mỗi chuyến hải hành. Các phương pháp trước đó là sử dụng đối chiếu thời gian địa phương với thời gian đã biết tại một điểm tham chiếu, chỉ từ thời gian hiện tại so với thời gian khởi hành với nhận thức về vận tốc, thủy thủ có thể biết được tàu đang ở vị trí nào trên bản đồ Tuy nhiên, Sau mỗi chuyến đi dài, từ độ sai số của đồng hồ thông thường dẫn đến các lỗi tích lũy trong việc dự đoán dẫn đường– thường xuyên dẫn tới các vụ đắm tàu và chết người. Vào năm 1714, chính phủ Anh đã quyết định treo giải thưởng trị giá 10.000 đến 20.000 bảng Anh ( khoảng 2-4 triệu bảng năm 2019) cho bất cứ ai giải quyết được vấn đề đồng hồ đi biển – còn gọi với cái tên ” giải thưởng kinh độ”. Số tiền trao thưởng tùy theo độ chính xác của đồng hồ Và John Harrison, một người thợ môc đến từ Yorkshire đã tham gia vào cuộc thi này và trình bày ý tưởng đồng hồ cho Heorge Graham, một nhà chế tạo đồng hồ hàng đầu Anh Quốc thời bấy giờ. Mất 5 năm sau đó, John Harrison mới hoàn thành chiếc đồng hồ mang tên H1, và sau những lần thử nghiệm và cải tiến không ngừng, trải qua gần 40 năm sau với các đời đồng hồ h1, h2 h3, đến năm 1761, chiếc đồng hồ H4 chronometer mới được hoàn thiện về độ chính xác, có độ sai số chỉ 2,5 giây một ngày, và đã được thử nghiệm thành công trong chiến hạm HMS Deptford đi từ Portsmouth tới Kingson, Jamaica.
Đồng hồ H1
Nhưng do sự quan lieu của chính uyền Anh Quốc lúc đó, phải đến khi Harrison cho ra mẫu đồng H5 chronometer, mẫu đồng hồ có độ sai số chỉ 1/3 giây mỗi ngày và phải tranh thủ sự ủng hộ của nhà vua George III, Harrison vào năm 1773, khi ấy đã 80 tuổi, đã nhận được giải thưởng với số tiền 8.750 Bảng Anh từ nghị viện dành cho các thành tựu của ông.
Từ đó mẫu đồng hồ marine chronometer của John Harrison được ứng dụng rông rãi trong ngành hàng hải nước Anh, góp phần không nhỏ trong lịch sử bành trướng của Đế quốc Anh, mang các phát minh, kĩ thuật nước này đến nhiều nơi Thế Giới.
Đồng hồ quân đội cổ - Trench Watch
Vào thuở xa xưa, trước khi đồng hồ đeo tay trở thành vật dụng phổ biến thì những chiếc đồng hồ đeo tay chỉ là những vật trang sức cực kì quí giá dành cho phái nữ, đặc biệt là chỉ dành riêng cho những người phụ nữ thuộc gia tộc hoàng gia danh giá ngay từ thế kỉ 16, còn đàn ông thì sử dụng đồng hồ bỏ túi do đồng hồ này vào thời đó vẫn bền chắc và chính xác hơn. Nhưng Cho đến cuối những năm thế kỷ 19, thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh thuộc địa, Nhận thấy sự thiếu thực tế và bất tiện của việc sử dụng đồng hồ bỏ túi trong chiến tranh, các quân chủng của các quốc gia bắt đầu ứng dụng các mẫu đồng hồ đeo tay cho quân đội. Không biết chính xác được khi nào và mẫu đồng hồ đeo tay nào chính thức đầu tiên thay thế đh bỏ túi để dùng cho quân đội, Lịch sử chỉ ghi nhận đồng hồ đeo tay đầu tiên được dùng trong quân đội nước Phổ vào năm 1880 do Hoàng đế nước Đức là Kaiser Wilhelm I ban hành các tướng lĩnh hải quân, những chiếc đồng hồ này gọi là trench watch, do thương hiệu Girard Perregaux sản xuất với số lượng 2000 chiếc.
Một nguyên bản đồng hồ quân đội cổ Trench Watch được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần I
5 năm sau, sự hiệu quả của đồng hồ đeo tay đã được chứng thực rõ nhất bởi các sĩ quan trong Quân đội Anh trong Trận chiến Anglo-Burma năm 1885 giữa quân Anh và quân Nam Phi. Quân đội Anh, qua những chiếc đồng hồ quân đội đeo tay trench watch, đã giúp các quân đoàn nước này phối hợp chính xác và đồng bộ hoá được các cuộc tiến công, mang lại sự cơ động hoá cho các đoàn quân và giành chiến thắng quyết định trước quân nổi dậy Boer. Và sau hai cuộc chiến tranh Thế giới, đồng hồ đeo tay ngày càng chứng minh được tính hiệu quả trên chiến trường, dần dần hoàn thiện về các chúc năng và đã hoàn toàn thay thế đồng hồ bỏ túi để trở thành vật phụ kiên phổ thông với nhiều tầng lớp người dùng.
Cartier Santos
Sau sự phổ biến của những mẫu đồng hồ đeo tay trong quân đội, đồng hồ đeo tay tiếp tục đóng góp sự hiệu quả của mình cho buổi khởi nguyên của công cuộc chinh phục bầu trời của con người qua chiếc đồng hồ phi công đeo tay đầu tiên mang tên Cartier Santos Chắc các bạn đã tùng nghe rằng anh em nhà wright là người đầu tiên thực hiện chuyến bay thành công vào ngày 17/12/1903 Nhưng phải ba năm sau, công cuộc chinh phục bầu trời mới đạt lên một tầm cao mới bởi Santos Dumont, nhà chế tạo máy bay người Brazil kiêm phi công xuất sắc nhất của Châu Âu thời thời bấy giờ.
Santos Dumont, nhà chế tạo máy bay kiêm phi công đại tài người Brazil
Vào 1906, chiếc 14 bits của Santos Dumont được trang bị động cơ và bánh xe đã cất cánh, đạt kỷ lục về độ cao lúc bấy giờ và được chứng thực bởi Hiệp hội Hàng Không châu Âu. Trong khi đó anh em nhà Wright vẫn sử dụng đường ray và máy phóng để giúp máy bay họ cất cánh một cách trật vật. Ngày 12/11/1906, trong chuyến bay thử ở Paris, máy bay của ông đạt được quãng đường lần lượt 69m, 117m và 130m đã quyết định quay lại điểm xuất phát bằng cách bay ngược hướng gió. Khoảng 30m đầu tiên motor vận hành bình thường, tuy nhiên sau đó máy bay đột ngột tăng vọt độ cao và lại lao xuống một cách bất ngờ. Sau một thoáng giật mình, Santos Dumont đã nhanh chóng điều khiển bánh lái và cho máy bay có thể hạ cánh an toàn mặc dù cú tiếp đất đã khiến cánh máy bay bị gãy. Tổng cộng máy bay đã bay được quãng đường 240m trong 21 giây.
Bức họa trên mặt báo về chuyến bay thành công của Dumont Santos năm 1906
Chuyến bay này giúp Santos Dumont đạt được kỷ lục và nhận giải thưởng Deutsch Archdeacon, Santos Dumont đã được vinh danh tại nhà hàng Maxim ở Paris. Và trong bữa tiệc đấy, sau những tràng chúc tụng, Alberto đã phàn nàn với người bạn Cartier của mình về sự bất tiện khi vừa bay vừa phải lục lọi chiếc đồng hồ quả quýt trong túi. Ông cần dùng tay để điều khiển máy bay, nhưng chiếc đồng hồ quả quýt trong túi khiến ông bị phân tâm. Cartier đã lắng nghe và chiếc Cartier Santos 1906, chiếc đồng hồ phi công đầu tiên ra đời.
Đồng hồ Cartier Santos
Louis Cartier đã làm chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên tặng riêng cho người bạn Alberto Santos Dumont, và Santos đã đeo nó trong mỗi chuyến bay. Chiếc đồng hồ giúp ích rất nhiều cho người phi công tài ba này, giúp ông tự tin thực hiên nhiều chuyến bay mạo hiểm qua các quốc gia Châu Âu, khi Danh tiếng của Alberto vang khắp châu Âu chiếc máy bay và chiếc đồng hồ Cartier của ông cũng trở nên nổi tiếng. Cho tới ngày nay mẫu đồng hồ Cartier Santos vẫn được sàn xuất và được xem là biểu tượng đáng nhớ cho buổi khởi nguyên ngành hàng không.
Đồng hồ Cartier Santos phiên bản hiện đại
Rolex Oyster
Đồng hồ Rolex Oyster là mẫu đồng hồ chống nước đầu tiên trên Thế giới và là tiền thân của những mẫu thiết kế đồng hồ lặn hiện đại. Trong giới đồng hồ thường có câu: ”Kẻ thù lớn nhất của đồng hồ đeo tay chính là nước”. Ngay từ khi đồng hồ đeo tay trở nên phổ biến trong giới quân sự thì thách thức lớn nhất của giới sản xuất đồng hồ là làm sao để đồng hồ không bị vào nước. Đồng hồ đeo tay một khi bị vào nước thì các bộ phận máy móc bên trong sẽ bị rỉ sét, bị rửa trôi dầu bôi trơn và đồng hồ sẽ “chết”, không thể hoạt động được. Năm 1926, Rolex đã tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay chống thấm nước và chống bụi đầu tiên, sử dụng kĩ thuật núm khóa vặn, niềng vặn trên vành bezel và nắp đáy vặn để đam bảo tối đa độ kín nước của đồng hồ. Mẫu Rolex Oyster đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành sản xuất đồng hồ và được đặt tên là “Oyster”
Để tăng thêm tính xác thực cho khả năng chống nước hiệu quả của mẫu đồng hồ Rolex Oyster, đồng hồ Rolex Oyster đã được Rolex tài trợ cho một tay bơi nữ trẻ tuổi người Anh tên Mercedes Gleitze trong cuộc thi bơi vượt qua kênh đào Anh năm 1927.
Cuộc bơi kéo dài hơn 10 tiếng và chiếc đồng hồ vẫn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo sau khi bơi. Ngay sau cuộc thử nghiệm thành công đồng hồ Rolex Oyster, toàn bộ trang nhất của Daily Mail công bố sự thành công của chiếc đồng hồ chống thấm nước đầu tiên.
Chiến tích của Mercedes Gleitze và đồng hồ Rolex Oyster được đăng lên trang nhất tò báo Daily Mail[/caption] Từ đó, Rolex Oyster chính thức đi vào lịch sủ là chiếc đồng hồ chống nước hoàn thiện đầu tiên trên thế giới, và cấu trúc chống nước của mẫu đồng hồ này vẫn đang được nhiều thương hiệu khác sử dụng cho tới ngày nay.
Đồng hồ Rolex Oyster phiên bản hiện đại
Panerai Radiomir
Nếu Rolex Oyster là đồng hồ chống nước đầu tiên thì Panerai là mẫu đồng hồ lặn chuyên nghiệp đầu tiên có sử dụng dạ quang phát sáng trong tối đầu tiên để hổ trợ đọc giờ trong bóng đêm. Từ chiếc Rolex Oyster và Panerai Radiomir, các mẫu đồng hồ lặn sau này đều sử dụng thiết kế chống nước đồng hồ Rolex Oyster kết hợp với việc phủ dạ quang mặt số từ đồng hồ Panerai Radiomir.
Khởi nguồn thương hiệu Panerai là một cửa hàng đồng hồ nhỏ tại Florence nước Ý, được khai trương năm 1860 và sớm trở thành đại lý ủy quyền của một số thương hiệu danh tiếng nhất của Thụy Sĩ, bao gồm Rolex, Vacheron Constantin và Patek Philippe. Vào đầu thế kỷ 20, Panerai bắt đầu tự thiết kế và sản xuất đồng hồ, trở thành nhà cung cấp chính thức cho Hải quân Hoàng gia Ý (Regia Marina ở Ý) cung cấp các thiết bị đo thời gian có độ chính xác cao. Trong thời gian này, Panerai sáng tạo ra dạ quang Radiomir, một loại bột dựa trên radium mang lại độ sáng cho mặt số của các thiết bị và dụng cụ quan sát trong bóng tối, và bằng sáng chế đã được nộp tại Pháp vào ngày 23 tháng 3 năm 1916. Năm 1935, Hải quân Hoàng gia Ý đã tiếp cận Panerai và các nhà sản xuất đồng hồ khác với yêu cầu thiết kế một chiếc đồng hồ chịu được các điều kiện khắc nghiệt đồng thời giữ thời gian chính xác cho các chỉ huy người nhái của Bộ Tư lệnh Tàu Ngầm Thứ Nhất và cung cấp khả năng xem giờ tuyệt vời ngay cả dưới nước. Nguyên mẫu do Panerai đệ trình năm 1936 được gọi là Radiomir, từ tên của chất phát quang được sử dụng cho kim và cọc số, và đã vượt qua tất cả các thử nghiệm thành công và được đặt sản xuất chính thức năm 1938.
Dạ quang Radiomir
ồng hồ Panerai Radiomir có độ chống nước lên đến 200m, được sư dụng bộ máy cơ Rolex Rolex Calibre 618 hoặc Angelus 240, có các cọc số và 2 kim phút kim giờ sử dụng phát quang Radiomir, và đồng hồ Panerai Radiomir là chiếc đồng hồ đã có đóng góp rất nhiều cho các chiến dịch quan trọng của Hải quân Ý. Tiêu biểu nhất là Vào ngày 19 tháng 12, 1941, Hải quân Ý cùng chiếc đồng hồ Panerai Radiomir đã thực hiện cuộc đột kích táo bạo vào chiến hạm Nữ hoàng Elizabeth.
Chiến hạm hoàng gia Nữ hoàng Elizabeth cùng 3 chiến hạm đi kèm
Cuộc đột kích bao gồm 6 người đặc công sử dụng loại tàu ngầm đặc dụng để lặn sâu dưới biển và tiếp cận thành công chiến hạm Nữ hoàng Elizabeth và cài các quả bom duoi đáy thuyền, Nhờ vào chất phát quang tù đồng hồ mà các thợ lặn hải quân đã phối hợp tác chiến chính xác thời gian trong bóng đêm dưới đáy biển. Kết quả là cuộc đột kích đã thành công và chiến hạm hoàng gia Nữ hoàng Elizabeth cùng 3 chiến hạm đi kèm khác đã bị phá hủy. Tuy nhiên, cũng cần kể thêm về tác hại từ chất phóng xạ phát quang radioluminescence, vào thời điểm đó, tác động của việc tiếp xúc với bức xạ vẫn chưa được hiểu rõ và radium được sử dụng trong một số sản phẩm bao gồm thực phẩm, kem đánh răng và mỹ phẩm. Đặc biệt trong ngành sản xuất đồng hồ trước năm 1950, những người chịu tác hại trực tiếp của chất liệu phóng xạ này chính là những nữ nhân công làm công việc gia công, sơn chất phát quang cho mặt số đồng hồ. Những nữ nhân công này phải nhấp lưỡi lên những cây cọ vẽ nhiều lần để giữ nếp cho cọ trước khi sơn phết chất liệu radioluminescence lên chữ số cho chính xác và đều màu.
Xưởng đồng hồ ngày xưa, nơi các nữ công nhân sơn phủ dạ quang lên mặt số đồng hồ
Rất nhiều những nữ nhân công đã bị mắc bệnh và đã mất khi làm việc với chất liệu radioluminescence. Nhưng cho tới những năm thập niên 50, tác hại của radioluminescence trong đồng hồ mới được pháp luật nhận thức rõ ràng và đưa ra điều luật cấm sử dụng radioluminescence vĩnh viễn trên đồng hồ và trên các vật dụng khác. Từ đó các nhà sản xuất đồng hồ cần phải sáng tạo ra một loại chất liệu khác, như Tritium và lân quang – Phosphorescence, để thay thế chất liệu radioluminescence vô cùng độc hại trên.
Đồng hồ nguyên tử
Có thể bạn chưa biết? Đồng hồ chính xác nhất Thế giới hiện nay đang giúp bạn cập nhật giờ hiện tại chính là loại đồng hồ hoạt động bằng nguyên tử. Từ hồi giữa thế kỉ 20, từ ngày đầu tiên nó được tạo ra, đồng hồ nguyên tử đã luôn là chuẩn mực của việc đo đạc thời gian.
Suốt 50 năm qua, công nghệ nguyên tử được cả tiến cho hiệu quả hơn, ta đã có những chiếc đồng hồ nguyên tử có độ sai số chỉ 1 giây qua mỗi 30 tỷ năm, nhưng nguyên lý cơ bản của đồng hồ nguyên tử vẫn được giữ nguyên.
Đồng hồ nguyên tử có độ sai số chỉ 1 giây qua mỗi 30 tỷ năm
Đồng hồ nguyên tử được dùng để đo chính xác thời gian, xác định tiêu chuẩn giờ, phối hợp các múi giờ và các hệ thống giờ với nhau. Ngoài ra, đồng hồ nguyên tử còn được dùng trong tên lửa, máy bay không người lái, và đặc biệt là đo thời gian để xác định khoảng cách trên vệ tinh trong các hệ thống định vị như GPS, GLONASS hay Galileo. Các loại giờ mà bạn cập nhât trên internet, laptop, điện thoại, cũng được lấy từ hê thống đồng hồ nguyên tử toàn cầu. Đồng hồ nguyên tử là đồng hồ điều chỉnh thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Tần số dao động của nguyên tử là không đổi và có thể đo được, vì vậy đồng hồ nguyên tử là loại đồng hồ chính xác nhất cho tới nay. Trước khi phát minh ra đồng hồ nguyên tử, khái niệm chuẩn cho 1 giây đồng hồ chỉ là tương đối và dụng cụ đo thời gian thời bấy giờ chỉ là những chiếc đồng hồ cơ thủ công Các mẫu đồng hồ cơ thủ công do con người chế tạo có độ chính xác và sự ổn định chỉ ở mức tương đối, vừa đủ cho người bình thường sử dụng, nhưng không đủ độ ổn định chính xác để áp dụng cho các công cuộc theo dõi lâu dài các công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên. Vì thế các nhà khoa học cần một công cụ đo thời gian có độ chính xác gần như tuyệt đối, một chuẩn mực tuyệt đối cho một giây là bao nhiêu để áp dụng cho các máy móc, công nghệ hiện đại hoạt động chinh xác theo chuẩn mực ấy. Năm 1945, cơ chế hoạt động của của đồng hồ nguyên tử mới được Tiến sĩ Isidor Isaac Rabi phát minh nhưng chưa hoàn thiện. Năm 1949, đồng hồ nguyên tử đầu tiên hoạt động theo chuyển động của phân tử Amoniac được chế tạo bởi Viện tiêu chuẩn và kĩ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (NIST, trước kia NBS). Năm 1955: Louis Essen và Jack Parry chế tạo thành công đồng hồ nguyên tử hoạt động theo chuyển động nguyên tử 133Cs tại phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh (NPL).
Hai nhà sáng chế Louis Essen và Jack Parry và cỗ máy đồng hồ nguyên tử hoàn thiện đầu tiên trên Thế giới.
Năm 1967, Hệ thống đơn vị đo lường quốc tế SI, qua nhiều cuộc nghiên cứu, chọn lọc, đã quyết định lấy chu kỳ thay đổi mức năng lượng của nguyên tử Cesium-133 là 9,192,631,770 làm con số cụ thể và chính xác đơn vị 1 giây, và đồng hồ nguyên tử cũng hoạt động dựa trên việc đo lường từ chu kỳ vận động của nguyên tử Cesium, nghĩa là khi máy dò nguyên tử Cesium-133 nhận 9 192 631 770 tín hiệu sẽ cho ra 1 giây. Loại nguyên tử được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử đã thay đổi liên tục theo thời gian kể từ khi loại đồng hồ này ra đời. Bắt đầu là phân tử Amoniac, hiện tại là Cesium, Rubidium, Hydro, Strontium, … và tương lai có lẽ sẽ là dựa trên hạt nhân hoặc ánh sáng. Hiện tại, có hơn 420 đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới ở hơn 50 quốc gia. Thời gian từ các đồng hồ này được tổng hợp và đưa vào Viện Thời gian nguyên tử quốc tế (viết tắt la TAI, từ tiếng Pháp – Temps Atomique International).TAI là thời gian quốc tế của trái đất, và là cơ sở cho giờ Quốc tế UTC.
Bulova Accutron
Trước khi đồng hồ pin thạch anh làm mưa làm gió thị trường đồng hồ năm 1969, thì chiếc đồng hồ điện từ đầu tiên của Thế Giới, đồng hồ Hamilton Electric 500, được ra mắt vào năm 1957 với nhiều sự phô trương và được công bố rộng rãi toàn cầu. Thật không may cho Hamilton, chính sự hấp tấp, mong muốn cho ra mắt nhanh sản phẩm của thương hiệu này đã làm hỏng kì tích hiếm có mà thương hiêu Hoa Kì này có thể đạt được cho ngành đồng hồ khi Hamilton Electric 500 thường xuyên bị lỗi trục trặc kĩ thuật trong sử dụng.
Đồng hồ Hamilton Electric 500
Và ngay khi chiếc đồng hồ điện từ Accutron của thương hiệu Hoa Kì nổi tiếng khác là Bulova ra đời thì ngay lập tức Hamilton Electric 500 đã nhanh chóng bị thất thế. Bộ máy điện từ Accutron đã được hãng Bulova nghiên cứu phát triển từ năm 1953, với cơ chế lấy cảm hứng từ những bảng mạch điện tử của tivi, và trải qua 7 năm cải tiến và hoàn thiện, Bulova mới cho ra mắt mẫu đồng hồ Bulova Accutron với chất lượng rất tuyệt vời. Năm 1960, vào ngày 10 tháng 10, chủ tịch nổi tiếng của Công ty Đồng hồ Bulova vào lúc đó, Omar N. Bradley đã hân hạnh đại diện công ty cho chính thức cho ra mắt chiếc Bulova Accutron máy 214 với khả năng hoạt động ở tần suất 360 Herz (360 lần trong 1 giây), mang lại độ chính xác cao với độ sai số chỉ 1 phút/tháng, là độ chính xác cao nhất trong vô số đồng hồ đeo tay thời đó, và có cơ chế kim giây “trôi” mượt mà hơn gấp 150 lần những chiếc đồng hồ cơ.
Đồng hồ Bulova Accutron phiên bản đầu tiên
Và Bulova Accutron ngay khi ra mắt đã được xem là một kì tích, một sự thay đổi và phát triển vượt bậc của ngành chế tác đồng hồ qua 300 năm lịch sử.
Công nghệ điện từ Accutron - công nghệ làm thay đổi ngành sản xuất đồng hồ qua 300 năm
Năm 1962, với chất lượng vượt trội, Bulova Accutron là mẫu đồng hồ duy nhất được Cơ quan tình báo Mĩ CIA và Không quân Hoa Kì tin tưởng lựa chọn làm mẫu đồng hồ cho phi công buồng lái của hai chiếc máy bay phản lực nhanh nhất mà con người từng sản xuất, chiếc máy bay Lockheed A-12 và North American X-15.
Đồng hồ Bulova Accutron và hình minh họa máy bay North America X-15
Bức thư đánh giá chất lượng đồng hồ Bulova Accutron qua chuyến bay thử nghiệm máy bay trinh sát Lockheed A-12 từ trung tá Frank Murray
Đặc biệt chiếc máy bay North American X-15 từ thập niên 60 đến nay, vẫn đang là chiếc phản lực giữ kỉ lục Thế Giới với tốc độ bay nhanh nhất, đạt tốc độ tối đa lên đến Mach 6.70 (khoảng 7,200 km/h), cho đến thời điểm hiện tại.
Máy bay North American X-15 có vận tốc đạt Mach 6.70 (khoảng 7,200 km/h), là chiếc máy bay có tốc độ bay nhanh nhất Thế giới đến thời điểm hiện tại
Với vận tốc cao đến như vậy thì buồng lái của những chiếc máy bay này sẽ chịu lực gia tốc G cực mạnh, cộng với lực từ trường rất lớn từ khoang buồng lái máy bay, nhưng những chiếc Bulova Accutron vẫn hoạt động tốt và chính xác sau khi các phi công hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Phiên bản Accutron hiện đại được phát triển thành Bulova Accutron II
Năm 1964 bộ máy “Bulova Accutron” đã được chọn để chôn dưới lòng đất của Hội chợ thương mại Thế giới New York World Fair trong khoảng thời gian 5000 năm, để lưu giữ nó cho các thế hệ tương lai như một ví dụ về một trong 44 nghiên cứu sáng tạo nhất được phát minh trong hai thập kỷ rưỡi qua.
Hội chợ thương mại Thế giới New York World Fair
Từ năm 1964 – 1970 mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, và công nghệ máy Accutron đang là bộ máy đo thời gian phổ thông chính xác nhất thời bấy giờ, được Cơ quan hàng không vụ trụ Mỹ (NASA) lựa chọn kết hợp với các máy tính để sử dụng đo lường thời gian của các chương trình không gian, cũng như cho các phi công hoạt động trong buồng điều khiển các tên lửa thử nghiệm. Kì tích nối tiếp kì tích, cùng với mẫu đồng hồ Omega Speedmaster Moonwatch là chiếc đồng hồ cơ đeo tay đầu tiên chinh phục mặt trăng, thì đồng hồ Bulova Accutron, cụ thể hơn là chiếc Bulova Accutron Chronograph của Thượng tá David Scott, là chiếc đồng hồ điện từ đeo tay đầu tiên chinh phục Mặt Trăng.
Đồng hồ Bulova Accutron Chronograph.
Cơ hội xảy đến thật tình cờ cho Bulova khi chiếc đồng hồ Omega Speedmaster của phi hành gia người Mỹ Dave Scott bị bể mặt kính khi gần sát ngày khởi hành lên Mặt Trăng. Vì thế Dave Scott phải đeo chiếc đồng hồ Bulova mà khi ấy có tên là Accutron Chronograph do hãng Bulova đã tặng ông từ trước để thay thế.
Thượng tá David Scott, chỉ huy của chuyến thám hiểm Mặt Trăng có người lái lần thứ tư với tàu Apollo 15.
Ngày 26 tháng 7 năm 1971, tàu Apollo 15 chính thức khởi hành và là nhiệm vụ có người lái thứ chín trong chương trình Apollo của Hoa Kỳ, cũng như là tàu vũ trụ thứ tư hạ cánh trên Mặt trăng. Đây cũng là nhiệm vụ đầu tiên mà chiếc xe đi trên bề mặt Mặt Trăng do chính Dave Scott lái được sử dụng. Qua chuyến hành trình này, Dave Scott trở thành người thứ 7 đặt chân lên Mặt Trăng. NASA đã gọi đó là chuyến bay vũ trụ có người lái thành công nhất từng đạt được.
David Scott với chiếc đồng hồ Bulova Accutron trên cánh tay và "bạn đồng hành", xe di động trên Mặt Trăng EVA.
Chuyến khám phá và thu thập đã đạt được kỳ tích vang dội. chiếc Bulova Accutron Chronograph đã theo Dave Scott về an toàn với Trái Đất mà bộ máy vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường, Một điều thú vị là, chiếc đồng hồ Bulova vẫn còn vươn bụi Mặt Trăng của Dave Scott do là sở hữu cá nhân nên ông được tự do đem đấu giá, không giống như những chiếc Omega của những phi hành gia khác là do Nhà nước tài trợ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được thu hồi.
Những phi hành gia của chuyến tàu Apollo 15 đã trở về Trái Đất an toàn.
Trong buổi đấu giá hôm 22/10/2015 do RR Auction tổ chức tại Boston, Massachusetts, Mỹ, chiếc đồng hồ được bán với giá 1,6 triệu USD. “Tôi đã đeo chiếc đồng hồ Bulova với dây khóa dán trong nhiệm vụ thám hiểm bề mặt Mặt Trăng của tàu Apollo 15, sau đó bay lên quỹ đạo Mặt Trăng và trở về Trái Đất. Cỗ máy thời gian chính xác này là một mẫu vật đầy ý nghĩa đối với lịch sử ngành hàng không và chế tác đồng hồ. Nó có vai trò chủ chốt trong thành công của tàu Apollo 15”, Thượng tá Scott, 83 tuổi, viết trong bức thư gửi đến buổi bán đấu giá.
Đồng hồ Bulova Accutron còn dính bụi Mặt Trăng được bán đấu giá 1,6 triệu đô của Thượng tá Scott
Đồng hồ Accutron cho đến nay vẫn được sản xuất, bộ phận càng điện từ của bộ máy này được Bulova lấy làm logo đại diên thương hiệu. Mẫu đồng hồ Bulova Accutron hiện nay vẫn được sản xuất và đồng thời cũng được cải tiến riêng thành máy Precisionist 262 kHz với độ sai số chỉ +-10 giây/năm.
Omega Speedmaster
Nếu bạn là tín đồ của dòng đồng hồ cao cấp và xa xỉ, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến chiếc đồng hồ Mặt Trăng của thương hiêu đồng hồ Omega, đồng hồ Omega Speedmaster, biểu tượng của công cuộc chinh phục vũ trụ trong thế giới đồng hồ.
Omega Speedmaster
Chỉ với khoảng 50 năm phát triển, là một bộ sưu tập “trẻ tuổi” nhất trong tất cả các bộ sưu tập của hãng, nhưng Omega Speedmaster đã làm nên kỳ tích vượt trội, một kỳ tích hiếm hoi mà bao hãng đồng hồ khác đều mơ ước và khao khát, khi trở thành “người đồng hành” gắn liền với cột mốc chinh phục vũ trụ của loài người, với hơn 5 lần thám hiểm Mặt Trăng cùng 118 chuyến bay vào không gian, những chuyến thám hiểm địa cực và 1 lần đã cứu mạng 3 phi hành gia trong một chuyến bay. Nói về chất lượng đồng hồ, có thể nói là “không đối thủ” khi Omega Speedmaster đã vượt qua hàng loạt đối thủ sừng sỏ như Rolex, Hamilton, Breitling, Bulova, Longines,… để trở thành chiếc đồng hồ duy nhất có đạt đủ chỉ tiêu gắt gao của Cơ quan hàng không và không gian hoa kỳ NASA và đã được cơ quan này chấp thuận cho sát cánh cùng các phi hành gia trong công cuộc chinh phục Mặt Trăng vĩ đại.
Omega Speedmaster và giấy chứng nhận "trúng tuyển" từ NASA.
Và ngay cả khi đã nửa thế kỉ trôi qua từ khi con người đặt chân thành công lên Mặt Trăng đến nay, Omega Speedmaster vẫn tiếp tục là mẫu đồng hồ được NASA tin tưởng trong các hoạt động du hành và nghiên cứu không gian vũ trụ. Đặc biệt, chính chiếc đồng hồ Omega Speedmaster đã cứu mạng 3 phi hành gia trong chuyến chinh phục mặt trăng lần 3. Vào ngày 14 tháng 4, năm 1970, chuyến tàu Apollo 13 đã gặp phải sự cố điện gây ra vụ nổ lớn khiến cho hệ thống ngưng hoạt động, toàn bộ phi hành đoàn đã phải di tản đến tàu nhỏ Aquarius Lunar Module để tiết kiệm năng lượng.
3 thuỷ thủ phi tàu Apollo 13.
Sau khi sửa lại những trục trặc và hệ thống bắt đầu hoạt động trở lại, phi hành đoàn bắt đầu quá trình trở về Trái Đất. Chính lúc này, chiếc Omega Speedmaster bắt đầu có hai nhiệm vụ quan trọng: Tính thời gian bắt đầu kích hoạt tên lửa đẩy, đưa tàu về Trái Đất và Tính thời gian kích hoạt tên lửa hãm, giúp giảm tốc làm cho tàu vũ trụ có thể đi vào Tầng khí quyển của Trái Đất. Tất nhiên, mọi chuyện đã thành công tốt đẹp, Jack Swigert đã sử dụng chiếc đồng hồ Speedmaster của mình để tính toán chính xác được 14 giây quan trọng của động cơ đẩy để tàu có thể đi vào bầu khí quyển của Trái đất. Vào ngày 5/10/1970, NASA cùng các phi hành gia Apollo 13 đã trao tặng huy hiệu Snoopy cho Omega Speedmaster “vì sự cống hiến, tính chuyên nghiệp, và những đóng góp xuất sắc để hỗ trợ Dự án Lunar Landing đầu tiên của Hoa Kỳ.” Sự kiện này đã được dựng làm phim trong bộ phim Apollo 13 ra mắt vào năm 1995 của Tom Hank mà bạn có thể theo dõi thêm.
Seiko Astron
Năm 1969 chắc có lẽ là một năm không thể nào quên đối với ngành đồng hồ Thụy Sĩ, khi trong năm này, ở một đất nước xa xôi phía đông là Nhật Bản, mà cụ thể hơn là thương hiệu đồng hồ Seiko đã cho ra mắt chiếc đồng hồ pin công nghệ thạch anh đầu tiên mang tên Seiko Astron, là chiếc đồng hồ suýt chút nữa đã phá hủy hoàn toàn ngành đồng hồ Thụy Sĩ.
Trước năm 1969, Thụy Sĩ gần như nắm trọn ngành đồng hồ Thế giới, cho tới năm 1969, khi Seiko hoàn thiện bộ máy pin sử dụng tần suất dao động của thạch anh (loại khoáng chất có trong cát) cho ra đồng hồ pin có khả năng hoạt đông chính xác, liên tục và có chi phí sản xuất rất rẻ. Chỉ trong vòng 10 năm sau, đồng hồ pin đã trở thành dòng đồng hồ phổ thông cho mọi tầng lớp người tiêu dùng ơ mọi nơi trên thế giới. Trong thời gian này, thị trường ngành đồng hồ đã chứng kiến hơn 1/3 các nhà sản xuất Thụy Sĩ đã tuyên bố phá sản, phần còn lại phải sáp nhập vào các thương hiệu khác để chống lại cơn bão thạch anh từ đồng hồ nhật.
Đồng hồ pin Seiko Astron cũng được xem là người mở đường và nguồn cảm hứng cho sự phát triển của các công nghệ máy móc đồng hồ Nhật Bản hiện đại sau này như máy năng lượng ánh sáng Eco-Drive của Citizen và máy pin điện tử đa chức năng của Casio.
Casio G-Shock
Sau thành công của đồng hồ Seiko Astron, các mẫu đồng hồ đeo tay công nghệ cao nhanh chóng phát triển, từ những năm 1969 đến nay, chúng ta được chứng kiến rất nhiều phát minh, sáng kiến cho ngành kĩ thuật đồng hồ. Năm 1972, Hamilton cho ra mắt chiếc đồng hồ hiển thị bảng điên tử đầu tiên, nhưng lại một lần nữa Hamilton lại rơi vào quên lãng khi thương hiệu thực sự giúp nâng chiếc đồng hồ điên tử này lên môt tầm cao mới chính là thuong hiệu nhật bản Casio qua mẫu đồng hồ Casio G-Shock.
Casio G-Shock DW5600E-1 là mẫu đồng hồ đạt ki lục Guinness Thế giới với khả năng chịu được chiếc xe có trọng tải gần 25 tấn cán qua mà vẫn hoạt đông tốt
Cha đẻ của dòng đồng hồ G-shock này là Kikuo Ibe, một kỹ sư của Casio. Lý do Kikuo Ibe sáng tạo ra dòng đồng hồ G-Shock là vì Kikuo Ibe trong 1 lần đi đến nơi làm việc đã lỡ làm rơi và vỡ chiếc đồng hồ quí giá mà người cha đã tặng cho ông, nên vì thế Kikuo Ibe đã quyết tâm chế tạo ra chiếc đồng hồ có khả năng chống lực sốc tốt nhất từ trước đến giờ. Mục tiêu của ông là phát minh ra chiếc đồng hồ có thể chịu được lực rơi ở độ cao 10m, chống nước 100 mét và có tuổi thọ pin 10 năm. Ibe và nhóm dự án của mình đã mất 3 năm, dựng khoảng hơn 200 nguyên mẫu trước khi cho ra đời sản phẩm thành công vào năm 1983. Với độ bền vô địch, đô chính xác cao, có thể ứng dụng đa chức năng phức tạp với mức giá cả rất “mềm”. Đồng hồ Casio G-Shock được mệnh danh là "game changer - kẻ thay đổi cuộc chơi", vì đồng hồ này đã đưa dòng đồng hồ điện tử tở nên hữu dụng và thông dụng hơn, làm thay đổi xu hướng thời trang đeo đồng hồ; chiếm giữ sự tin tưởng và được sử dụng rất rộng rãi trên toàn thế giới, từ người dân thường đến các văn nghệ sĩ nổi tiếng, các nhà thiết kế, từ các quân chủng quân đội quốc gia, các nhà thám hiểm, các doanh nhân, chính trị gia, vận động viên thể thao và các nhà khoa học có địa vị cao trên quốc tế. Đơn cử như lực lượng thiện chiến nhất cua Mĩ là Đặc nhiệm Hải quân Mỹ Navy Seals. Casio G-Shock được cải tiến các chúc năng bởi các lực lượng đặc nhiệm Navy Seals và sử dụng như đồng hồ đeo tay chính thức của Navy Seals từ thập niên 90 đến nay, khi trước thời gian đó đồng hồ sủ dụng cho lực lượng này là đồng hồ Submariner của thương hiệu Rolex.
Mẫu Casio G-Shock DW6900 trên tay đặc nhiệm Navy Seals - Mỹ
Ngoài ra, Casio G-Shock còn được chứng thực chất lượng và tin dùng bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ NASA, không những các phi hành gia mà các nhà khoa học của Cơ quan này đa số đều đeo trên tay chiếc Casio G-Shock.
Phi hành gia NASA Thomas Reiter trong Cuộc thám hiểm số 14 năm 2006 đeo G-Shock DW-5900 trên Trạm vũ trụ quốc tế
Cơ quan NASA là nơi có những bài kiểm nghiệm đồng hồ rất khắc nghiệt, như thử qua nhiệt độ, lực chấn động từ trường, áp lực nước, bão bụi cát, môi trường không trọng lực mà vẫn hoạt động với độ chính xác cao để thử nghiệm và lựa chọn ra những mẫu đồng hồ tốt nhất, bền nhất, chính xác nhất để đồng hành cùng các phi hành gia ra ngoài môi trường khắc nghiệt như vũ trụ.
Các mẫu đồng hồ G-Shock đã được chứng thực bởi NASA bao gồm DW5600, DW5900, DW6900, DW9000.
Lịch sử nhân loại luôn phải gắn liền với thời gian, các công cuộc chinh hục thử thách và phá vỡ các giói hạn của con người chắc chắn không thể thiếu công cụ đo thời gian là chiếc đồng hồ.
Cựu Tổng thống Nga Dimitri Medvedev và chiếc Casio G-Shock GA-110HC-1A
Một chiếc đồng hồ, dù là chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé, thì vẫn là công cụ đo thời gian cực kì quan trọng, luôn luôn có mặt trong các thành tựu lịch sử đột phá của con người, vì thế bạn đừng quên sở hữu trên tay mình một chiếc đồng hồ, dù đắt tiền hay rẻ tiền, cũng để có thể quản lý tốt thời gian và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống nhé.
Xem thêm:
CHỨC NĂNG MOONPHASE LÀ GÌ - ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG MOONPHASE ĐỂ LÀM GÌ
BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ JOSEPH BULOVA – DI SẢN ĐỒ SỘ VỀ TUYỆT TÁC ART DECO CỦA HÃNG BULOVA
NÊN MUA ĐỒNG HỒ CƠ HAY PIN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI DÒNG LÀ GÌ
TÌM HIỂU VỀ TẬP ĐOÀN CITIZEN - TẬP ĐOÀN CITIZEN LỚN ĐẾN MỨC NÀO?
TẠI SAO BẠN KHÔNG NÊN ĐEO ĐỒNG HỒ ĐI TẮM – KỂ CẢ ĐỒNG HỒ LẶN VÀ SMARTWATCH
REVIEW ĐỒNG HỒ CASIO EDIFICE EQS-500DB-1A2DR - ĐỒNG HỒ ĐA CHỨC NĂNG TRONG TẦM GIÁ TỐT
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ CƠ ĐÚNG CÁCH
KHÁM PHÁ DÒNG ĐỒNG HỒ KHÁNG TỪ TRƯỜNG TỐT NHẤT THẾ GIỚI – ĐỒNG HỒ OMEGA GLOBEMASTER
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm