Bộ Sưu Tập Đồng Hồ Joseph Bulova – Di Sản Đồ Sộ Về Tuyệt Tác Art Deco Của Hãng Bulova
Thương hiệu Bulova vẫn luôn luôn, và sẽ tiếp tục là một trong những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng không những trong ngành chế tác đồng hồ Mỹ mà còn cho những người nhập cư ấp ủ giấc mơ Mỹ, giấc mơ khởi nghiệp.
Kể từ khi thành lập tại thành phố New York hơn 144 năm trước, thương hiệu Bulova đã trở thành một biểu tượng đầy tự hào của ngành đồng hồ Made in USA, luôn là nhà tiên phong trong sự thay đổi mang tính sáng tạo đột phá về ngành đồng hồ Mỹ nói riêng và toàn Thế giới nói chung, cũng như luôn có những cống hiến to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần cho đất nước Mỹ, giành được sự tin tương và yêu mến tuyêt đối của người dân quốc gia này.
Joseph Bulova (1851 – 1936) người sáng lập thuơng hiệu đồng hồ Bulova
Phần lớn những thành quả lớn lao mà thương hiệu đạt được đến ngày hôm nay đều nhờ vào bàn tay gầy dựng khôn khéo của một người đàn ông nhập cư mang tên Joseph Bulova, đã lấy tên mình thành lập nên từ một cửa hàng trang sức phụ kiện nhỏ và xây dựng thành một thương hiệu đồng hồ Bulova nổi tiếng toàn cầu.
Trụ sở thương hiệu Bulova tại New York
Để tôn vinh di sản của người sáng lập, trong năm 2019 tại Triễn lãm đồng hồ quốc tế Baselworld, thương hiệu Bulova đã phát hành bộ sưu tập đồng hồ Joseph Bulova mới để vinh danh người sáng lập, và gợi lại kỉ nguyên vàng son của thương hiệu ở những năm 1920-1940. Tất cả các mẫu đồng hồ trong bộ sưu tập đồng hồ Joseph Bulova là dòng máy cơ, cụ thể hơn là máy cơ Thụy Sĩ Sellita SW200 tích hợp cơ chế 3 kim chỉ giờ phút giây với vòng lịch hiển thị ngày, và mẫu mã thiết kế được lấy cảm hứng từ ba dòng sưu tập rất nổi tiếng từ những năm đầu thế kỉ 20 của hãng là Commodore, Bankers, và Breton. Mọi chi tiết thiết kế từ vỏ, dây đến cọc số, vành tai đều mang âm hưởng nét thẩm mỹ Art Deco rất thịnh hành trong thời kì đó.
Từ năm 2019 đến nay, Bulova đã cho ra mắt tổng 16 mẫu đồng hồ cho Bộ sưu tập Joseph Bulova. Đồng hồ Tân Tân với vai trò là nhà phân phối chính thức của hãng Bulova tại miền nam Việt Nam, hiện đang sở hữu 8 mẫu đồng hồ Joseph Bulova, được sản xuất với số lượng có hạn – chỉ 350 chiếc trên toàn Thế Giới.
Tổng quan bộ sưu tập đồng hồ Joseph Bulova
Về thiết kế
Bộ sưu tập đồng hồ Joseph Bulova được chia làm ba dòng dựa vào kiểu thiết kế vỏ đồng hồ: vỏ hình tròn - Commodore, hình chữ nhật - Bankers và hình thùng rượu - Breton. Toàn bộ phần vỏ đều được đánh bóng toàn phần, có màu trắng sáng của thép hoặc mạ công nghệ PVD gold màu vàng, còn ở phần đáy để lộ máy một nửa vành và có chữ kí Joseph Bulova và năm thành lập 1875 ở nửa vành còn lại.
Phần kính đồng hồ hoàn toàn đều là kính Sapphire sang trọng với khả năng hạn chế trầy xước tốt nhất trong các loại kính, phần khóa dây của cả dây da và dây kim loại đều là khóa bướm, cũng như độ chống nước 3 bar đặc trưng thường có ở những mẫu dresswatch trang trọng, vừa đủ tiếp xúc nước nhẹ khi đi rửa tay. Vỏ hình tròn - Commodore
Là dạng thiết kế đơn giản nhất nhưng đắt tiền nhất trong 3 dạng thiết kế, được lấy từ dòng Commodore cổ xưa, các mẫu Joseph Bulova có thiết kế mặt tròn có kích thước 34 đến 38mm phù hợp với cả cổ tay của nam lẫn của nữ.
Các cọc số đồng hồ được khắc in nổi số latin từ 1 đến 12 phong cách Art Deco, với kim phút và kim giờ dạng kim Modern mang lại nét độc đáo nổi bật. Ngoài ra, điểm đặc biệt của mẫu thiết kế này là hai vành tai được thiết kế theo dạng móc vòng cổ điển, giúp thiết kế này này tạo được nét rất riêng, rất khác biệt so với những mẫu đồng hồ hiện đại. Vỏ hình thùng rượu - Bankers
Vỏ đồng hồ hình thùng rượu là kiểu hình thiết kế phổ biến ở những năm đầu thế kỉ 20 mà hiện nay ít còn thương hiệu nào sử dụng kiểu thiết kế đồng hồ như thế này. Đồng hồ Bulova vỏ hình thùng rượu này lấy cảm hứng từ dòng Banker, có mặt số thiết kế đặc biệt theo dạng sunray khác với hai dòng còn lại, tạo nét óng ánh, sáng láng hơn cho đồng hồ.
Các chữ số cọc số được tạo hình bold và để đổ bóng hướng 5 giờ rất to rõ và trau chuốt theo kiểu vintage xưa trông rất nghệ thuật và cầu kì, vòng theo cọc số là các vạch thang cũng hình thùng rượu để làm tôn thêm hình dáng đặc biệt của mẫu đồng hồ này. Phần lịch ngày mẫu đồng hồ được để thay cho số 3 ở góc 3 giờ giúp tiết kiệm diện tích thiết kế, tuy nhiên theo Tân Tân nghĩ thì vói thiết kế vỏ hình thùng rượu hay hình chữ nhật của dòng Breton thì nên để lịch ngày thay số 6 ở góc 6 giờ sẽ mang tính thẩm mĩ cân đối cho kiểu thiết kế này hơn. Vỏ hình chữ nhật - Breton
Phần vỏ của mẫu đồng hồ này thật ra cũng không theo hình chữ nhật lắm mà ở 4 góc đã được vát chéo, khiến thiết kế mẫu này trông không quá góc cạnh mà mang nét thanh lịch mềm mại hơn, phù hợp cho kiểu đồng hồ dresswatch.
Phần mặt số thiết kế trông cũng gần giống với dòng vỏ hình thùng rượu Banker, với kim giờ và phút kiểu Sword, 12 cọc số với chũ số trang trí theo kiểu Art Deco và lịch ngày ở góc 3 giờ. Điểm khác nhau là các vạch thang được trang trí bên ngoài rìa cạnh mặt số, và bề mặt mặt số chỉ được đánh bóng nhẹ chứ không làm theo kiểu sunray như Banker.
Đọc thêm:
- Đồng hồ Bulova của nước nào? Có đáng mua không?
- Review Đồng Hồ Bulova Accutron - Dòng Đồng Hồ Điện Tử Đầu Tiên Chinh Phục Mặt Trăng
Về bộ máy
Ở cả ba dòng đều sử dụng máy cơ SW 200 nổi tiếng của nhà sản xuất Thụy Sĩ Selita, thường được sử dụng cho các mẫu đồng hồ thể thao cao cấp, có tính năng hacking seconds (tự động dừng kim giây khi chỉnh giờ), mức dự trữ năng lượng đạt 38 tiếng, lên dây cót 2 chiều, tần suất hoạt động 28800 nhịp/giờ với độ sai số trong khoảng -15 đến +20 giây/ngày.
Việc sử dụng máy cơ Thụy Sĩ là một điều hợp lý, bởi từ những năm 1926 trở đi, các mẫu đồng hồ Bulova chịu ảnh hưởng và mang phong cách xa xỉ của đồng hồ Thụy Sĩ, cũng như xây dựng nhà máy sản xuất tại Bienne và đạt được các tiêu chuẩn Swiss Made từ Hiệp hội đồng hồ Thụy Sĩ chấp nhận. Từ năm này trở đi, tăm tiếng đồng hồ Bulova với chất lượng tiêu chuẩn của Thụy Sĩ vang danh rộng rãi và rất được thị trường Mỹ ưa chuộng từ thập niên 1920 đến thập niên 1940.
Sơ lược về người sáng lập của thương hiệu - Joseph Bulova
Câu chuyện khởi nghiệp của Joseph Bulova tại đất Mỹ có thể nói giống như môt câu chuyện cổ tích thần kỳ. Tiền thân của tên thương hiệu Bulova là một cửa hàng trang sức nhỏ tại Maiden Lane, New York, được khai trương năm 1875, thuộc sở hữu của chàng thanh niên trẻ đến từ Bohemia (nay thuộc Cộng Hòa Séc) nhập cư tại Mỹ chỉ mới 23 tuổi tên là Joseph Bulova. Joseph Bulova, với kiến thức, kinh nghiệm ngành hoàn kim và chế tác đá quý từ quá trình học tập và làm việc tại Louis Tiffany, cùng tầm nhìn xa trông rộng tại thị trường Hoa Kỳ, mong muốn được tạo ra các sản phẩm thủ công đẹp đẽ cho mọi loại tầng lớp xã hội thời bấy giờ đã tự thân mở cửa tiệm trang sức mang họ của mình, Bulova. Ban đầu, cửa hàng chỉ trưng bày các loại đồng hồ để bàn, treo tường và bỏ túi. Với trái tim nhiệt huyết tuổi trẻ và niềm đam mê sự cải tiến không ngừng nghỉ, Joseph đã nghiên cứu và cải thiện các loại đồng hồ để đưa Bulova từ một cửa hàng trang sức khiêm tốn trở thành thương hiệu đồng hồ danh tiếng toàn cầu như ngày nay. Chỉ trong thời gian ngắn, Bulova trở thành thương hiệu đồng hồ được biết đến nhiều nhất tại New York và giành được rất nhiều sự khen thưởng từ nhiều tầng lớp khách hàng về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ từng thiết kế. Với sự phát triển mạnh mẽ, năm 1911, Joseph tuyên bố thành lập Tập đoàn đồng hồ J. Bulova, do ông làm Chủ tịch cùng con trai – Arden làm phó Chủ tịch điều hành tập đoàn. Bulova tiếp tục sản xuất những sản phẩm đồng hồ bỏ túi và đồng hồ để bàn nổi danh qua sự tinh tế đến mức hoàn hảo trong việc chế tác và sự sáng tạo trong thiết kế.
Joseph Bulova bên bàn làm việc của mình
Thế nhưng, không ngủ quên trong chiến thắng, Joseph vẫn chưa hài lòng về chất lượng đồng hồ hiện tại. Năm 1912, Joseph muốn phát triển chất lượng đồng hồ của thương hiệu mình lên tầm cao mới khi xây dựng nhà máy sản xuất đồng hồ tại Thụy Sĩ – cái nôi của những chiếc đồng hồ có tiêu chuẩn chất lượng tốt bậc nhất thế giới. Cho tới năm 1923, Bulova hoàn thiện tiêu chuẩn cho các bộ phận cho chiếc đồng hồ của mình và được Hiệp hội đồng hồ Thụy Sĩ chấp nhận. Mỗi chiếc đồng hồ Bulova được sản xuất chính xác theo tiêu chuẩn của Thụy Sĩ. Từ thập niên 20 - 40, danh tiếng của đồng hồ Bulova vói chất lượng Thụy Sĩ đã tạo nên một cơn sốt trên khắp nước Mỹ, thậm chí câu nói “US in Bulova times – Nước Mỹ đang trong kỷ nguyên của Bulova” đã trở thành câu cửa miệng được truyền tai nhau ở mọi nơi thời bấy giờ.
Những chiếc đồng hồ đeo tay Bulova với chuẩn Thụy Sĩ đã trở thành xu hướng mới được cả nước Mỹ ca tụng trong thời kì đó, bất kỳ ai cũng mong muốn được sở hữu cho mình một chiếc vì chúng có giá trị đắt đỏ và vô cùng xa xỉ.
Một chiếc đồng hồ Bulova vintage cổ từ những năm 30 của thế kỉ 20
Bộ máy cơ Thụy Sĩ phức tạp và tinh vi của Bulova vào thời đó
Đồng hồ có kích thước khá nhỏ do thời trang khoảng những năm đầu 1900 rất chuộng những chiếc đồng hồ dạng dresswatch nhỏ và mỏng
Theo đó, việc sở hữu một chiếc đồng hồ đeo tay Bulova đã giúp tầng lớp thượng lưu Mỹ thể hiện sự giàu có và khẳng định đẳng cấp của mình. Năm 1935, Joseph Bulova, người sáng lập nên Bulova qua đời. Thương hiệu Bulova vẫn tiếp tục sản xuất đồng hồ với những phát minh mới gây nhiều tiếng vang trong cộng đồng hồ đồng hồ quốc tế.
Sơ lược về phong cách nghệ thuật Art Deco và sự ảnh hưởng của phong cách này với thiết kế Bộ sưu tập Joseph Bulova
Art Deco (theo tiếng Pháp là Arts Décoratifs – Nghê thuât Trang trí ) là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết trung được khởi nguồn tại Triển lãm thế giới về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ, thành phố Paris vào năm 1925 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930.
Một căn phòng được bày trí theo phong cách Art Deco tại Triển lãm thế giới về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ, thành phố Paris
Phong cách Art Deco phát triển nhiều nguốn khác nhau. Các hình khối liên hợp của nó, và phong cách sắp xếp hợp lý của công nghệ hiện đại kết hợp mô hình bởi các biểu tượng được lấy từ vùng Viễn Đông, La Mã cổ Hy Lạp. châu Phi. Và các nền văn hóa Maya và Aztec. Phong cách này ảnh hướng đến mọi lĩnh vực của thiết kế, bao gồm từ tạp chí, xe hơi, kiến trúc, quảng cáo và đặc biệt là thời trang với phong cách sành điệu, trẻ trung và phóng túng của thập niên 20.
Phong cách Art Deco sức ảnh hưởng lớn đến thương hiệu thời trang nổi tiếng Coco Chanel thời xưa
Theo idesign.vn, nguyên nhân Art Deco thịnh hành vào những năm 1920 – và tiếp tục được ưa chuộng đến ngày nay – là vì tính thẩm mỹ tuyệt đối của nó. Art Deco không có hệ tư tưởng hay quy tắc cụ thể nào dù nó luôn mang một phong cách khác biệt, ưa nhìn với tất cả mọi người. Trường phái thiết kế Art Deco có nhiều đặc trưng riêng biệt. Nhưng tựu chung, Art Deco sẽ có yếu tố chung đặc biệt như phối màu đối lập nhằm tạo ra một tổng thể gây chú ý và ấn tượng, chứa nhiều chi tiết trang trí cách điệu công phu và cầu kì.
Đọc thêm:
- Review Đồng Hồ Bulova Frank Sinatra – Điệu Jazz Cổ Điển Cho Quí Ông Lịch Lãm
- Cảm Nhận, Đánh Giá Mẫu Đồng Hồ Bulova Moon Watch - Niềm Tự Hào Của Người Mỹ
- Các Mẫu Đồng Hồ Bulova Mặt Vuông Đẹp
Cách thiết kế Art Deco dê tìm thấy ở những hãng rượu cao cấp và lâu đời.
Tất cả điều này đem đến cho Art Deco một bản chất phô trương đầy vương giả, mang lại cho người chiêm ngưỡng cảm giác bị thu hút về sự sang trọng và tính tỉ mỉ. Dù là một phong cách cổ điển có nguồn gốc gần 100 năm tuổi, Trường phái Art Deco lại mang phong cách thời thượng và hiện đại bởi phong thái thiết kế sạch sẽ và tinh gọn của chúng.
Các tòa nhà chọc trời cũng thường mang phong cách thiết kế Art Deco, trong hình là Tòa nhà Empire State ở New York
Phong cách Art Deco không bao giờ bị “lỗi mốt” và đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chủ nghĩa tối giản, đặc biệt là với danh thiếp trong các ấn phẩm văn phòng phẩm hiện đại, cũng như thẩm mỹ trường phái hiện đại và phong cách cách tân nghệ thuật.
Và điều này thể hiện rõ qua những chiếc đồng hồ của bộ sưu tập Joseph Bulova, được giữ đúng theo nguyên bản của những chiếc đồng hồ nổi tiếng của thương hiệu này từ gần 100 năm trước.
Kiểu đồng hồ Joseph Bulova cổ điển có thể được đeo phối đồ cùng với những bộ vest hiện đại và sang trọng của năm 2020 mà không hề lỗi mốt.
Đặc biệt, kiểu thiết kế đồng hồ Bankers với thiết kế vỏ hình thùng rượu là một ví dụ tuyệt vời về phong cách Art Deco mà bạn sẽ tìm thấy trong bộ sưu tập Joseph Bulova. Chiếc đồng hồ có thiết kế vỏ hình thùng rượu rất hiếm gặp trong thời đại này, và chiếc đồng hồ Joseph Bulova dòng Bankers sẽ mang lại cho người đeo một cảm giác vương giả khác biệt trong thời hiện đại.
Xem thêm:
CHỨC NĂNG MOONPHASE LÀ GÌ - ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG MOONPHASE ĐỂ LÀM GÌ
10 CHIẾC ĐỒNG HỒ LÀM NÊN LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI QUA THỜI GIAN
NÊN MUA ĐỒNG HỒ CƠ HAY PIN - ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI DÒNG LÀ GÌ
TÌM HIỂU VỀ TẬP ĐOÀN CITIZEN - TẬP ĐOÀN CITIZEN LỚN ĐẾN MỨC NÀO?
TẠI SAO BẠN KHÔNG NÊN ĐEO ĐỒNG HỒ ĐI TẮM – KỂ CẢ ĐỒNG HỒ LẶN VÀ SMARTWATCH
REVIEW ĐỒNG HỒ CASIO EDIFICE EQS-500DB-1A2DR - ĐỒNG HỒ ĐA CHỨC NĂNG TRONG TẦM GIÁ TỐT
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỒNG HỒ CƠ ĐÚNG CÁCH
KHÁM PHÁ DÒNG ĐỒNG HỒ KHÁNG TỪ TRƯỜNG TỐT NHẤT THẾ GIỚI – ĐỒNG HỒ OMEGA GLOBEMASTER
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm